Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh tại một số doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại và xây DỰNG LINH đô (Trang 34 - 38)

nghiệp ở Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ở Việt Nam

1.5.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Daewoo

Khách sạn Deawoo tọa lạc tại số 360 Kim Mã, Ba Đình, TP Hà Nội. Khách sạn do Công ty Cổ phần Daeha làm chủ đầu tư và chịu trách nhiệm quản lý. Đây được xem là khách sạn có số lượng phòng lớn bậc nhất Hà Nội, được trang trí theo phong cách nghệ thuật đương đại Việt Nam, từng được nhiều chính khách cao cấp quốc tế như Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Brasil Luiz Inacio Lula da Silva... chọn nghỉ tại đây khi sang Việt Nam. Đây cũng là khách sạn chính thức của hội nghị APEC 2006, Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 …

Với khách sạn, một tiền đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh là hoàn thiện, nâng cao sản phẩm dịch vụ.

Trong những thập niên gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng của nhiều quốc gia và trên quy mô toàn cầu. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, trên thị trường du lịch ngày càng xuất hiện nhiều các khách sạn tạo ra môi

hỏi phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường và nhu cầu của thị trường.

Để có thể nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách sạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đòi hỏi người giám đốc, bộ phận kinh doanh phải có đầu óc tư duy nhạy bén, tìm hiểu sâu và kĩ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để đạt được sự tin cậy và hài lòng nhất từ khách hàng.

Trên thực tế, để có thể tìm hiểu kĩ mọi nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn là một điều khấ khó khăn vì có rất nhiều những nhu cầu khác nhau xuất phát từ các yêu cầu của từng khách hàng, vì vậy để có thể làm tốt công tác này, cần có các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt, am hiểu tâm lí khách hàng.

- Một số biện pháp:

 Tăng cường giao lưu, khuyến khích khách hàng bình luận và nêu ý kiến,

mong muốn, cũng như nhu cầu của khách hàn.

 Đội ngũ công nhân viên cần được trau dồi thêm về nghiệp vụ cũng như giao

tiếp với khách hàng khi làm việc.

 Hàng tháng có bảng thống kê về mức độ hài lòng của khách hàng về thái đội

phục vụ, mức độ làm hài lòng của khách.

Khi đã có chiến lược kinh doanh tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

1.5.1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội

Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist Corporation) được thành lập theo Quyết định số 99/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 106/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Tổng công ty hoạt động, và quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) làm Công ty mẹ và một số công ty du lịch trên địa bàn Thủ đô là công ty thành viên và trực thuộc. Công ty Du lịch Hà Nội - Công ty mẹ - (tiền thân là Chi nhánh của Công ty Du lịch Việt Nam) được thành lập năm 1963. Đến ngày 13/7/2010, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 3460/QĐ-UBND chuyển đổi Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội

thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên.

Trong nhiều năm qua, Tổng công ty Du lịch Hà Nội luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn.

Là thành viên của nhiều hiệp hội và tổ chức du lịch trong nước cũng như quốc tế: PATA, VITA, ASTA, JATA, USTOA...cùng mạng lưới hàng trăm đối tác trong và ngoài nước. Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã đạt rất nhiều giải thưởng uy tín như Top 10 công ty du lịch, lữ hành uy tín năm 2017 do tổ chức Vietnam Report và Báo Vietnam Net bình chọn và trao giải, liên tiếp đạt giải thưởng đơn vị có gian hàng quy mô, ấn tượng và đơn vị bán hàng hiệu quả nhất tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam trong suốt 6 năm qua.

Tổng công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp doanh thu luôn đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh trong suốt thời gian qua. Để đạt được kết quả đó công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong các giải pháp thu hút khách và đã đạt được những thành công nhất định. Để đẩy mạnh thu hút khách, công ty cần tiếp tục hoàn thiện các công việc sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành của công ty du lịch Hà Nội.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Linh Đô

Thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước cho thấy, muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần:

Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản trị của doanh nghiệp thông qua minh bạch thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sự giám sát của xã hội đối với hoạt động doanh nghiệp, tăng cường áp dụng chuẩn mực kinh doanh hiện đại có hiệu quả cao, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường công tác đào tạo cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Sắp xếp lực lượng lao động hợp lý; tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng quy mô thị trường, đồng thời xác định những nhu cầu của khách hàng cụ thể để có phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Triển khai đầu tư công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm quảng cáo sản phẩm đến với thị trường, đồng thời xây dựng kênh phân phối sản phẩm phù hợp đặc thù sản phẩm một cách có hiệu quả.

Cần có những biện pháp cắt giảm chi phí ở từng giai đoạn ví dụ như trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp cần có các biện pháp cắt giảm nhân lực tại các vị trí nhằm tiết kiệm chi phí vận hành resort.

Cần có điều kiện về vốn, tài sản nhất định song cần có đội ngũ người lao động có trình độ cao, kỷ luật tốt, phát huy được sự sáng tạo và gắn bó với doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh và mức độ mở cửa thị trường đối với từng doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp phải liên tục vận động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn dề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng ác điều kiện nội tại, phát huy năng lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.

Tóm lại, với thực trạng kinh tế hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp phải hoạt động ngày càng có hiệu quả cao hơn. Song song đó là đời sống của cán bộ công nhân viên cũng phải ngày càng được cải thiện hơn, đó chính ra tác động về mặt xã hội của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển tại mỗi doanh nghiệp.

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG LINH ĐÔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại và xây DỰNG LINH đô (Trang 34 - 38)