Thực trạng quản trị quy trình thu thập, khai thác thông tin thống kê tại Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THU THẬP và KHAI THÁC THÔNG TIN THỐNG kê tại TRUNG tâm tư vấn và DỊCH vụ THỐNG kê TỔNG cục THỐNG kê (Trang 44 - 56)

tại Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê

Đề tài sẽ đánh giá thực trạng công tác quản trị quy trình thu thập khai thác thông tin tại TTDVTV, Tổng cục Thống kê.

Tại Tổng cục Thống kê, việc hoạch định quy trình thu thập, khai thác và sản xuất thông tin thống kê phải căn cứ và tuân thủ theo Quyết định 945/QĐ-TCTK ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) về quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê, trong đó đã quy định quy trình thu thập và khai thác thông tin

thống kê theo 7 bước: (1) Xác định nhu cầu thông tin; (2) Chuẩn bị thu thập thông tin; (3) Thu thập thông tin; (4) Xử lý thông tin; (5) Phân tích thông tin; (6) Phổ biến thông tin và (7) Lưu trữ thông tin.

Xác định nhu cầu thông tin

Căn cứ vào nhu cầu thông tin của từng đối tượng dùng tin (end-users), Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê nói riêng và TCTK nói chung sẽ xác định danh mục các thông tin và xây dựng quy trình thu thập thông tin cụ thể cho từng nhu cầu thông tin.

 Đối với Đảng, Chính phủ, nhu cầu thông tin là toàn bộ số liệu của 186 chỉ tiêu trong Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định tại Luật Thống kê 2015) (Chi tiết về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia tại Phụ lục 1 Luận văn).

 Đối với các tổ chức quốc tế, TCTK và Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê sẽ căn cứ theo yêu cầu cụ thể của từng tổ chức, đối tượng, đơn vị để xác định nhu cầu thông tin. Ví dụ: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thường có nhu cầu thu thập thông tin về trẻ em ở Việt Nam như điều kiện sống, dinh dưỡng cho trẻ em, nhà ở, điều kiện học tập, bạo lực với trẻ em… Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thường có nhu cầu thông tin về dân số, lao động, tình trạng di cư. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thường có nhu cầu thông tin xóa nghèo, điều kiện nhà ở cho người dân; các tiêu chí đảm bảo sự công bằng về kinh tế - xã hội; các chỉ tiêu về môi trường… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan tâm đến thông tin về y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, số cơ sở y tế toàn quốc, số người được tiếp cận dịch vụ y tế tại Việt Nam, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người lao động… Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có nhu cầu thông tin về lao động là trẻ em, điều kiện làm việc và lao động, việc làm, an toàn và sức khỏe người lao động, anh sinh xã hội, di cư và các thông tin về kỹ năng nghề nghiệp… Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hơp quốc (FAO) quan tâm đến các thông tin về nông nghiệp, sản lượng cây trồng, tỷ lệ lương thực trên đầu người, tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ mất an ninh lương thực mức độ vừa hoặc nghiêm trọng trong dân số…

Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB…) và tổ chức phi chính phủ (NGOs) đều có nhu cầu thu thập các thông tin theo mục đích nghiên cứu của riêng họ và các tổ chức đó không có đủ nhân lực, vật lực cũng như khả năng chuyên môn để tiến hành điều tra khảo sát nên đều cần sự hỗ trợ, hợp tác của Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê (TCTK) để tiến hàng thu thập thông tin.

Một số công ty Việt Nam như Tổng Công ty Điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam… cũng có nhu cầu thu thập thông tin để lấy ý kiến khách hàng như khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, phản ứng với chính sách mới của người dùng dịch vụ… Nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam như các Ủy ban Dân tộc, Viện nghiên cứu, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam… cũng ký Hợp đồng chuyên môn cho mục đích nghiên cứu, thu thập thông tin với Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê để triển khai các cuộc khảo sát lấy ý kiến, các cuộc điều tra mẫu…

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất của bất kỳ cuộc điều tra, khảo sát nào và là hoạt động tư vấn có giá trị nhất của Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê vì trung tâm sẽ phải nắm bắt chính xác, đầy đủ các yêu cầu về thông tin cần thu thập của khách hàng/đối tượng dùng tin, từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng Phương án điều tra đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thu thập thông tin của khách hàng với chi phí hợp lý nhất.

Chuẩn bị thu thập thông thông tin

Như đã đề cập ở phần trên trong Chương 1 của Luận văn, sau khi xác định nhu cầu thông tin của từng đối tượng dùng tin, tùy theo mỗi nhu cầu thông tin của mỗi cơ quan, tổ chức đã được xác định, TCTK, các Cục Thống kê, TVDV sẽ tiến hành các bước chuẩn bị thu thập thông tin gồm một số nội dung công việc sau:

Lập kế hoạch thu thập thông tin: TVDV trình Lãnh đạo cơ quan Phương án thu thập thông tin (bao gồm: Phương án điều tra/Tổng Điều tra/Khảo sát; mục đích thu thập thông tin; thời gian tiến hàng thu thập thông tin; Phương thức tiến hàng thu thập thông tin (Điều tra, khảo sát, báo cáo thống kê hoặc dữ liệu hành chính); Nội dung triển khai thu thập thông tin: Xây dựng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn/Gửi Bảng hỏi/Điều tra trực tiếp/Điều

tra gián tiếp/Quan sát/Điều tra sâu/Mẫu biểu Báo cáo Thống kê…(Đối với thu thập thông tin qua Điều tra bằng bảng hỏi thì việc xây dựng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấnlà cơ sở bảo đảm sự thành công của quá trình thu thập thông tin).

Đối với thu thập thông tin qua Báo cáo Thống kê, căn cứ trên Kế hoạch/Phương án Thu thập thông tin đã được duyệt, TVDV sẽ gửi Kế hoạch/Phương án đến các cá nhân/đơn vị/tổ chức cần thu thập thông tin đề nghị cung cấp Báo cáo theo đúng Mẫu Báo cáo đã quy định trong Kế hoạch/Phương án.

Đối với thu thập thông tin qua dữ liệu hành chính, căn cứ trên Kế hoạch/Phương án Thu thập thông tin đã được duyệt, TVDV sẽ gửi Kế hoạch/Phương án đến các bộ ngành, đơn vị cần thu thập thông tin đề nghị cung cấp các dữ liệu hành chính, các số liệu của các chỉ tiêu thống kê do bộ ngành, đơn vị đang vận hành, quản lý hay lưu trữ; theo đúng quy định trong Kế hoạch/Phương án.

Các nội dung về lịch trình hành động gồm:

Thu thập thông tin

Hiện nay, Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê – Tổng cục Thống kê thu thập và khai thác thông tin từ ba nguồn dữ liệu chính thức: điều tra thống kê (tổng Điều tra, Điều tra mẫu, khảo sát), các báo cáo thống kê và dữ liệu hành chính.

2.2.1 Thu thập, khai thác thông tin thống kê từ Điều tra thống kê

Đến trước năm 2009, thông tin thống kê chủ yếu được thu thập từ các cuộc Điều tra và Tổng Điều tra, các cuộc khảo sát được Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê thực hiện. (Danh mục các cuộc điều tra quy định tại Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chỉnh phủ - Về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia – Chi tiết xem Phụ lục 2 Luận văn).

Một số cuộc Tổng Điều tra quan trọng trong Chương trình Điều tra thống kê quốc gia gồm: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Tổng Điều tra Nông nghiệp Nông thôn, Tổng Điều tra kinh tế.

gồm: Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều tra lao đông việc làm, Điều tra năng suất sản lượng cây hàng năm, Điều tra chăn nuôi, Điều tra lâm nghiệp, công nghiệp, Điều tra vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ…

Ngoài các cuộc điều tra/khảo sát quy định trong Chương trình Điều tra thống kê quốc gia, Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê (TCTK) còn thực hiện các cuộc Điều tra chọn mẫu hay các cuộc Khảo sát lấy ý kiến với các Bộ ngành, Tổng Công ty, Tập đoàn của Việt Nam, các Viện Nghiên cứu, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các Trường Đại học của Việt Nam; các tổ chức quốc tế như ILO, UNDP, UNFPA, GIZ, WB, UNICEF… hay các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân và tập thể trong nước và quốc tế có nhu cầu thu thập, xử lý, phân tích thông tin.

2.2.2 Thu thập, khai thác thông tin thống kê từ chế độ báo cáo

Tổng cục Thống kê thu thập thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê của các Bộ, ban, ngành theo quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia (thay thế Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành được ban hành tại Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Hơn 26 Bộ ngành đã gửi báo cáo thống kê định kỳ (hàng tháng, quý và năm) đến Tổng cục Thống kê gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban dân tộc, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Đài Tiếng nói Việt Nam…

Các Cục Thống kê 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương gửi các báo cáo thống kê theo Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê được ban

hành thay thế Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài cũng được ban hành. Giai đoạn 2011-2015, 20 bộ, ngành đã ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với sở, ngành địa phương (tăng 8 bộ, ngành so với năm 2010). Sau khi Luật Thống kê năm 2015 được ban hành, 21 bộ, ngành đã rà soát, cập nhật chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành phù hợp với các quy định của Luật Thống kê năm 2015 và hệ thống chỉ tiêu thống kê mới của bộ, ngành (tăng 9 bộ, ngành so với năm 2010)

2.2.3 Thu thập khai thác thông tin thống kê từ dữ liệu hành chính

Bên cạnh nguồn dữ liệu truyền thống là từ điều tra và chế độ báo cáo, ngành Thống kê cũng đang tích cực khai thác các nguồn dữ liệu hành chính để phục vụ cho công tác thu thập thông tin thống kê.

Tuy nhiên, dữ liệu hành chính hiện nay chủ yếu được TCTK sử dụng dưới dạng kết hợp với dữ liệu điều tra thống kê để phục vụ tính toán các chỉ tiêu thống kê. Hiện nay, tính đến hết tháng 9/2021, Tổng cục Thống kê đã khai thác nguồn thông tin từ nguồn dữ liệu hành chính của một số bộ ngành, tổ chức sau: Cụ thể:

 TCTK s: dTK s:nh, tổ chức sau: nguồn thông tin được TCTK sử dụng dưới dạng kết hợp với dữ cán các chngành, tổ Truyán các chngành, tổ chức sau: nguồn thông tin được TCT thông tin; thu các chngành, tổ chức sau: nguồn thông tin được TCT thông tindưới dạng kết hợp với dữ liệu điều tra thống kê để phục vụ tính toán các chỉ tiêu thống kê. uyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và nào có thể tính toán được bằng nguồn dữ liệu này.

TCTK cũng kết nối CSDL với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) khai thác nguồn dữ liệu hành chính từ hệ thống tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa. Dữ liệu xuất, nhập khẩu: dữ liệu xuất, nhập khẩu được cung cấp bởi cơ quan Hải Quan. Thực chất nguồn dữ

liệu này chính là thông tin chi tiết giao dịch của từng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Dữ liệu về y tế của Bộ Y tế: Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế đã ký Quy chế phối hợp để cung cấp và chia sẻ thông tin giữa hai cơ quan. Theo quy chế này, Bộ Y tế sẽ định kỳ cung cấp các báo cáo tình hình, chỉ tiêu thống kê (Số cơ sở y tế và giường bệnh, Số nhân lực y tế, Tiêm chủng, mắc và chết các bệnh có vắc xin tiêm chủng, Số ca mắc, chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch, Số ca mắc, chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch....), các kết quả tổng hợp và báo cáo phân tích điều tra, CSDL thống kê vi mô các cuộc điều tra Y tế, CSDL HMIS, niên giám ngành Y tế.

Dữ liệu hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: TCTK khai thác dữ liệu hành chính từ Tổng kiểm kê Rừng giai đoạn 2011 - 2015 phục vụ thống kê lâm nghiệp (số liệu về diện tích rừng, trữ lượng rừng trồng theo nhóm cây, loại cây, tuổi của cây).

Dữ liệu từ Hệ thống thông tin đăng ký đất đai phục vụ thống kê hiện trạng sử dụng đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nguồn dữ liệu từ hệ thống đăng kiểm phương tiện vận tải cơ giới đường bộ phục vụ thống kê vận tải của Bộ Giao thông vận tải.

Dữ liệu giáo dục: Tổng cục Thống kê và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký “Chương trình phối hợp công tác và chia sẻ thông tin thống kê” giữa hai cơ quan (2019).

Theo đó, ngoài các biểu mẫu báo cáo số liệu theo Chế độ báo cáo thống kê Quốc gia mà Bộ GDĐT phải cung cấp định kỳ thì theo chương trình phối hợp thông tin thống kê sẽ được cung cấp 2 chiều giữa TCTK với Bộ GDĐT. Hiheo đó, ngoài các biểu mẫu báo cáo số liệu theo Chế độ báo cáo thống kê Quốc gia mà Bộ GDĐT phải cung cấp định kỳ thì theo chươngố giá bất động sản, các chỉ tiêu thống kê về di cư nội địa…

2.4 X. lý thông tin (Processing)

Sau khi tiến hành thu thập thông tin cần thiết từ các cuộc điều tra, qua các báo cáo thống kê và các dữ liệu hành chính, cán bộ thống kê sẽ thực hiện các bước xử lý thông tin gồm:

Làm sạch dữ liệu (loại bỏ các dữ liệu không cần thiết, rà soát, xem xét, hiệu chỉnh các thông tin trên phiếu điều tra, báo cáo thống kê và trong dữ liệu hành chính).

Tích hợp dữ liệu: tiến hành nhập thông tin vào máy (CSDL) bằng tay; hoặc qua máy quét (Scanning) nhận dạng ký tự hoặc gần đây sử dụng E-form để điều tra thì có thể tích hợp trực tiếp từ kết quả điều tra vào CSDL (điều tra viên hỏi, tích vào e-form, kết quả sẽ tự động chuyển về kho dữ liệu).

Trích chọn dữ liệu: tùy theo các tiêu chí cụ thể đã được xác định từ Phương án điều tra, người làm thống kê sẽ trích các dữ liệu được chọn từ những kho dữ liệu Database) để đảm bảo các số liệu này cung cấp đầy đủ, chính xác (không thừa, không thiếu) cho việc tính toán các chỉ tiêu và số liệu đầu ra

Chuyển đổi dữ liệu: Các dữ liệu được chuyển đổi sang các dạng phù hợp cho quá trình xử lý. Đây là công việc sử dụng các công cụ như SPSS, Strata… để chuyển đổi các dữ liệu thô (raw data) về dạng thích hợp (các bảng biểu, các file Excel, Word…) để thuận tiện cho các mục đích sử dụng sau này.

Phân tích thông tin

Phân tích thông tin thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của các hiện tượng số lớn trong điều kiện nhất định qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THU THẬP và KHAI THÁC THÔNG TIN THỐNG kê tại TRUNG tâm tư vấn và DỊCH vụ THỐNG kê TỔNG cục THỐNG kê (Trang 44 - 56)