Tồn tại, hạn chế của công tác quản trị quy trình thu thập và khai thác thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THU THẬP và KHAI THÁC THÔNG TIN THỐNG kê tại TRUNG tâm tư vấn và DỊCH vụ THỐNG kê TỔNG cục THỐNG kê (Trang 72 - 76)

thông tin thống kê hiện nay

Từ góc độ quản trị, công tác quản trị quy trình sản xuất thông tin thống kê vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế.

3.2.1. Công tác hoạch định chính sách và xác định mục tiêu của việc thu thập thông tin thống kê

Phương pháp luận thống kê, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất thông tin thống kê chưa được xây dựng, cập nhật, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chất lượng thông tin thống kê chưa được đánh giá theo thông lệ quốc tế đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc ra các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

3.2.2 Chức năng tổ chức và lãnh đạo của TTTVDV (TCTK)

thống kê quốc gia

So với trước đây, thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp và phổ biến ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2020, còn khá nhiều chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê các bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã chưa được thu thập, tổng hợp và phổ biến theo nội dung và kỳ công bố đầy đủ theo quy định.

Mười chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (5,38%); 2,83% số chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê của bộ, ngành; hơn 10% chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, hơn 6% chỉ tiêu cấp huyện, gần 10% số chỉ tiêu cấp xã chưa được thu thập, tổng hợp và công bố đầy đủ.

Những hạn chế và tồn tại về thu thập thông tin qua Chế độ báo cáo thống kê

Trước hết, có thể thấy chế độ báo cáo thống kê của một số bộ, ngành chưa được cập nhật, rà soát và ban hành để phù hợp với các quy định của Luật Thống kê năm 2015.

Ngoài ra, các cuộc điều tra thống kê chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định. 7 cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia đến kỳ điều tra nhưng chưa thực hiện, gồm: 2 cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê chủ trì và 5 cuộc điều tra do các bộ, ngành chủ trì. Chế độ báo cáo thống kê quốc gia chưa được thực hiện đầy đủ (vẫn còn 33/84 chỉ tiêu mới báo cáo một số phân tổ, 02/84 chỉ tiêu chưa thực hiện).

Đối với thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh: các sở, ngành thực hiện chế độ báo cáo chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất trong Hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh. Một số đơn vị phải thực hiện cung cấp thông tin đầu vào của hệ thống chỉ tiêu, nhưng trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh lại không quy định phải gửi báo cáo cho cơ quan Thống kê (Cục Hải quan; Quản lý thị trường; Ngân hàng Nhà nước…) nên Cục Thống kê khó khăn trong thu thập thông tin để tổng hợp báo cáo theo quy định. Một số chỉ tiêu tổng hợp giữa các sở, ngành địa phương (báo cáo theo ngành dọc) và ngành Thống kê chưa đồng nhất về khái niệm, phạm vi nên ảnh hưởng đến việc công bố chỉ tiêu

thống kê.

Đối với chỉ tiêu thống kê cấp huyện, xã: Chưa có hướng dẫn cụ thể trong triển khai, thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đối với cơ quan thống kê; thiếu các chỉ tiêu thống kê tổng hợp giúp cho cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.2.3 Chức năng kiểm soát

Hiện nay các chỉ tiêu thống kê nói chung chủ yếu được biên soạn từ nguồn dữ liệu của các cuộc điều tra và chế độ báo cáo thống kê của các bộ, ngành và các cục thống kê tỉnh, thành phố.

Việc kết nối, chia sẻ, cung cấp và phổ biến dữ liệu, thông tin thống kê còn nhiều bất cập. Nguồn dữ liệu cho sản xuất thông tin thống kê rất lớn, ngoài dữ liệu từ các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê (trong chương trình điều tra quốc gia và ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia), còn có nguồn dữ liệu hành chính sẵn có do các bộ, ngành, địa phương quản lý, nhưng chưa được kết nối thành kho dữ liệu thống kê tập trung, thống nhất, sử dụng chung trong toàn hệ thống. Dữ liệu, thông tin thống kê được cung cấp, phổ biến chưa tương xứng với nguồn dữ liệu sẵn có, đã ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của người dùng tin và gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Một số bộ, ngành gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê còn chậm, thiếu thông tin, không bảo đảm phạm vi số liệu và thời gian quy định. Nhiều vấn đề về đảm bảo chất lượng dữ liệu phát sinh trong quá trình phối hợp, chia sẻ như việc khó khăn trong xác định loại hình kinh tế (một số đơn vị sự nghiệp bị xác định là doanh nghiệp nhà nước…).Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp, chia sẻ dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước giữa Tổng cục Thống kê và các bộ, ngành chưa thật sự tốt. Còn nhiều bộ, ngành chưa ký kết quy chế phối hợp, chia sẻ thông tin với Tổng cục Thống kê, trong đó có việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu hành chính nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực và giảm chi phí sản xuất số liệu thống kê. Quy chế phối hợp không có hướng dẫn triển khai chi tiết và cụ thể đến các địa phương.

như nguồn dữ liệu đăng ký kinh doanh, thuế...vẫn chưa được sử dụng trực tiếp từ dữ liệu vi mô để biên soạn ra các chỉ tiêu thống kê mà chủ yếu để cung cấp dữ liệu phục vụ cho các cuộc điều tra thống kê.

Mặc dù giữa Tổng cục Thống kê và một số bộ, ngành (Bộ Y tế, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thuế, Bộ Giáo dục và Đào tạo...) đã có ý các văn bản, chương trình phổi hợp chia sẻ thông tin, tuy nhiên các dữ liệu cung cấp sang vẫn chưa thường xuyên và kịp thời, các dữ liệu cung cấp vẫn ở dạng các tệp dữ liệu rời rạc, hoặc dưới dạng các báo cáo tổng hợp hoặc dữ liệu tổng hợp.

Hơn nữa, việc tiếp cận và sử dụng các CSDL hành chính của các bộ, ngành và CSDL quốc gia chưa được quan tâm triệt để, quá trình tiếp cận và sử dụng (nếu có) vẫn mang tính chất rời rạc, chưa thành hệ thống và quy trình chuẩn. Tính kết nối giữa các CSDL vẫn chưa được hoàn thiện;

- Việc trích xuất dữ liệu hành chính vi mô từ các CSDL chưa thực hiện được;

- Chưa có một quy trình hay mô hình đầy đủ hoàn thiện cho việc khai thác sữ liệu hành chính từ từ các CSDL của bộ ngành cũng như CSDL quốc gia.

Một vấn đề nữa là nguồn dữ liệu hành chính ở Việt Nam hiện nay hiện đang nằm trải rộng ở tất cả các cơ quan, bộ, ngành gây khó khăn trong việc khai thác nếu không có chế tài cũng như mô hình/quy trình khai thác thích hợp.

Cho đến nay, TCTK chưa thực hiện rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng của các cơ sở dữ liệu hành chính được quy định trong Luật Thống kê năm 2015 phục vụ cho mục đích thống kê; Chưa sử dụng và đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư (do chưa cấp mã số định danh cá nhân cho toàn bộ người dân Việt Nam, người dân Việt Nam ngoài số chứng minh còn có số thẻ căn cước, bằng lái xe số khác, số các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là hoàn toàn khác nhau). Các cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành vẫn trong tình trạng rời rạc, ít cập nhật, chưa tích hợp chung thành một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành, chưa tương xứng với khối lượng công việc phải thực

hiện, gây khó khăn trong khâu thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng báo cáo và công tác phổ biến, chia sẻ thông tin thống kê.

Cơ sở dữ liệu đặc tả (metadata) của Tổng cục Thống kê đã được hình thành để sử dụng chung với một số dữ liệu về các bảng danh mục, ngân hàng câu hỏi điều tra, các bảng mã câu trả lời cho câu hỏi đóng đối với một số lĩnh vực thống kê. Nhưng do hầu hết dữ liệu đang được quản lý phân tán, khó kết nối, xâu chuỗi theo thời gian và giữa các lĩnh vực nên chưa đầy đủ và hoàn thiện để làm cơ sở thống nhất đồng bộ dữ liệu.

Dữ liệu thống kê hiện được quản lý theo nhiều hệ quản trị dữ liệu và phân tán khắp nơi trong ngành Thống kê từ Trung ương đến địa phương nhưng vẫn chưa thống nhất, thiếu tính liên kết theo không gian và thời gian (nhất là dữ liệu vi mô được lưu trữ rất phân tán, thiếu liên kết giữa số liệu tổng hợp với dữ liệu vi mô, giữa các lĩnh vực, kể cả cùng lĩnh vực nhưng khó liên kết theo thời gian).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THU THẬP và KHAI THÁC THÔNG TIN THỐNG kê tại TRUNG tâm tư vấn và DỊCH vụ THỐNG kê TỔNG cục THỐNG kê (Trang 72 - 76)