Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ sản XUẤT tại NHÀ máy z119 (Trang 48 - 53)

đoạn 2018 – 2020

2.1.5.1 Quy mô tài sản của Nhà máy Z119 giai đoạn 2018 – 2020

Tổng tài sản của nhà máy có giá trị tương đối lớn, tuy nhiên trong giai đoạn 2018 – 2020 đang có xu hướng biến động không đều. Cụ thể, vào cuối năm 2019, tổng tài sản là 392.218.900.432 đồng, tăng 24.739.926.782 đồng, tương ứng mức tăng 6,73% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên đến cuối năm 2020 tổng tài sản của Nhà máy đã giảm 5,18% xuống còn 371.888.362.974 đồng. Phần lớn lý do là bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Từ đầu năm 2020 cho đến nay, đại dịch Covid-19 đã tấn công vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của người dân cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của Nhà máy Z119 không chỉ là sản xuất, sửa chữa các thiết bị, máy móc, ra-đa cho Bộ

quốc phòng mà còn phải thực hiện nhiệm vụ cách li tập trung cho người dân khu vực phía Bắc, đặc biệt là những người từ nước ngoài trở về. Do đó hoạt động sản xuất, sửa chữa của nhà máy bị phân tán. Bên cạnh đó, việc hạn chế giao thương cũng ảnh hưởng tới phân đoạn nhập vật tư, thiết bị máy móc đầu vào cho nhà máy, dẫn đến lượng hàng tồn kho từ nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm giảm, làm giảm tổng tài sản.

Từ đặc thù sản xuất kết hợp thông tin về máy móc, trang thiết bị công nghệ của Nhà máy Z119 từ phần trên có thể thấy giai đoạn 2018 – 2020 nhà máy tập trung chủ yếu đầu tư vào tài sản dài hạn. Cụ thể, năm 2018 tài sản dài hạn chiếm 61,44% tổng tài sản, đến năm 2019 tăng lên 66,27% và năm 2020 thì giảm nhẹ xuống mức 65,7%. Hầu hết các tài sản dài hạn là giá trị mặt bằng, nhà xưởng, các loại máy móc, thiết bị sửa chữa, sản xuất ra-đa, khí tài tiên tiến nhất. Về tài sản ngắn hạn thì tập trung ở hàng tồn kho bao gồm nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm.

Bảng 2.3. Tình hình biến động quy mô và cơ cấu tài sản Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Tài sản ngắn hạn 141.689.626.213 132.281.051.198 127.544.522.040 -9.408.575.015 -6,64% -4.736.529.158 -3,58% Tài sản dài hạn 225.789.347.437 259.937.849.234 244.343.840.934 34.148.501.797 15,12% -15.594.008.300 -6,00% TỔNG TÀI SẢN 367.478.973.650 392.218.900.432 371.888.362.974 24.739.926.782 6,73% -20.330.537.458 -5,18%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Z119 giai đoạn 2018-2020)

Bảng 2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z119 giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Giá trị 2019/2018 Giá trị 2020/2019

1. Doanh thu thuần (tr.đ) 178.244 195.304 17.060 146.258 -49.046 2. Lợi nhuận thuần (tr.đ) 15.402 16.935 1.533 12.827 -4.108 3. Tổng tài sản bình quân (tr.đ) 365.204 379.849 14.645 382.053 2.204 4. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (4)=(1)/(3) 48,81% 51,42% 2,61% 38,28% -13,13% 5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (5)=(2)/(1) 8,64% 8,67% 0,03% 8,77% 0,10% 6. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (6)=(2)/(3) 4,22% 4,46% 0,24% 3,36% -1,10%

2.1.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Z119 giai đoạn 2018 - 2020

Từ bảng 2.4 có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn cũng như tỷ suất sinh lời của Nhà máy giai đoạn 2018 – 2020 này có sự tăng trưởng khá tốt, dù năm 2020 bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng ban lãnh đạo đã cho thấy sự quản lý chi phí một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Doanh thu thuần của nhà máy Z119 năm 2019 đạt 195.304 triệu đồng,

tăng 17.060 triệu đồng, tương ứng mức tăng 9,57% so với năm 2018. Nhà máy có được sự tăng trưởng doanh thu khá tốt như vậy là bởi những năm gần đây được Bộ Quốc phòng liên tục đầu tư các trang thiết bị mới, hiện đại kết hợp đưa nguồn nhân lực đi đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước về sửa chữa, chế tạo và vận hành thiết bị tiên tiến nhất, từ đó làm tăng năng suất của máy móc, thiết bị cũng như là năng suất người lao động. Khi đại dịch Covid – 19 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020, trực thuộc Bộ Quốc phòng nên nhà máy Z119 được phân công nhiệm vụ đón người dân từ nước ngoài trở về cách li tại doanh trại. Do đó một phần lực lượng sĩ quan phải luân chuyển nhiệm vụ từ nghiên cứu, sản xuất sang bộ phận canh gác, hậu cần. Bên cạnh đó, việc hạn chế giao thương hàng hóa cũng như việc cách li, giãn cách toàn xã hội gây khó khăn trong việc nhập vật tư, nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Từ những khó khăn trên khiến cho doanh thu thuần của nhà máy thu về năm 2020 có sự giảm sút đáng kể xuống còn 146.258 triệu đồng, giảm 25,11% so với năm 2019.

- Tương ứng với doanh thu thuần, lợi nhuận thuần của nhà máy cũng có

biến động tương đồng trong giai đoạn này. Năm 2019, lợi nhuận thuần có sự tăng trưởng đáng kể từ 15.402 triệu đồng vào năm 2018 lên 16.935 triệu đồng, mức tăng trưởng đạt 9,95%. Tuy nhiên sang năm 2020 lợi nhuận thuần chỉ đạt 12.827 triệu đồng, giảm tới 24,26% so với năm 2019.

- Tuy chỉ tiêu về doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của Nhà máy năm

2020 đều bị giảm sút nhưng nhìn vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) có thể thấy giai đoạn 2018 – 2020 Nhà máy đã quản trị chi phí rất tốt. Năm 2018 chỉ tiêu ROS đạt 8,64%. Chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2018 khi

doanh thu thuần đạt 100 đồng thì nhà máy sẽ thu về được 6,64 đồng lợi nhuận. Sang năm 2019 ROS tăng 0,03% lên 8,67%, tức là cùng mức doanh thu thuần đạt 100 đồng thì năm 2019 nhà máy sẽ thu về được nhiều hơn 0,03 đồng lợi nhuận. Năm 2020 chỉ tiêu này tăng 0,10% lên 8,77% tức là khi mức doanh thu thuần đạt 100 đồng thì nhà máy sẽ thu về được 8,77 đồng lợi nhuận. Dù doanh thu của nhà máy giảm sút đáng kể nhưng ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên trong nhà máy đã tích cực thắt chặt chi tiêu, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, tối ưu việc sử dụng các nguyên liệu, vật liệu bị lỗi hoặc dư thừa trong quá trình sản xuất nhằm thu về lợi nhuận tối đa cho nhà máy.

- Xét về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, Nhà máy Z119 là đơn vị có

hiệu suất sử dụng vốn tương đối cao đối với các đơn vị sản xuất khí tài nói riêng và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nói chung. Năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn của nhà máy là 48,81%, cho thấy với 100 đồng vốn đầu tư vào nhà máy sẽ thu về 48,81 đồng doanh thu thuần trong năm. Sang năm 2019 chỉ tiêu này còn vượt tăng hơn 2,61% lên con số 51,42%. Đây là kết quả của việc đầu tư trang thiết bị tiên tiến và các dự án chuyển giao công nghệ (CGCN), kết hợp quản trị sản xuất hiệu quả của ban lãnh đạo nhà máy. Tuy nhiên do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên doanh thu 2020 giảm sút, trong khi tài sản bình quân năm đang trên đà tăng từ các dự án CGCN, vì vậy hiệu suất sử dụng vốn năm 2020 giảm sút còn 38,28%.

- Trong khi hiệu suất sử dụng vốn cho thấy từ 1 đồng vốn tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho ta thấy từ 1 đồng vốn đó sau khi có được doanh thu, trừ đi các loại chi phí sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận cho nhà máy. ROA năm 2018 là 4,22% cho thấy với 100 đồng vốn đầu tư vào nhà máy cuối cùng sẽ thu về 4,22 đồng lợi nhuận. Chỉ số này của nhà máy đạt mức trung bình ngành của các doanh nghiệp nhóm ngành đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng (4%). Năm 2019 chỉ tiêu ROA tăng lên 4,46% nhưng bị giảm còn 3,36% vào năm 2020. Trong khi tài sản bình quân của nhà máy có xu hướng tăng thì việc đạt ROA là 3,36%

đã thể hiện sự nỗ lực quản trị chi phí của nhà máy là rất tốt, bởi các doanh nghiệp ngoài thị trường giai đoạn này thậm chí còn âm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ sản XUẤT tại NHÀ máy z119 (Trang 48 - 53)