Thực trạng công tác thiết kế và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ sản XUẤT tại NHÀ máy z119 (Trang 57 - 60)

Việc lựa chọn thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ tại Nhà máy Z119 xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng trong Quân chủng PK-KQ và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng ra-đa, khí tài do nhà máy sản xuất (mỗi đơn vị sử dụng lại có đặc thù khác nhau nên yêu cầu kỹ thuật cũng khác nhau). Kết hợp với yếu tố quan trọng là vật tư, thiết bị kỹ thuật của Nhà máy được trang bị bởi Quân chủng thông qua các đề án khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ. Hình thức, mẫu mã, sản phẩm được sản xuất từ chuyển giao công nghệ thường đẹp và đa dạng hơn so với các sản phẩm tự làm trong nước, thậm chí nhiều sản phẩm công nghệ trong nước chưa sản xuất được do chênh lệch công nghệ trong nước và nước ngoài. Các đối tượng nhập khẩu bao gồm nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và thiết kế, cũng như các dịch vụ đào tạo, chuyên gia. Qua đó, đáp ứng được tính đồng bộ với hệ thống thiết bị hiện có của ngành rađa, phù hợp với khả năng công nghệ và dây chuyền sản xuất sửa chữa của Nhà máy Z119.

Trong hầu hết các dự án CGCN, Nhà máy Z119 đều có thể vận hành ngay được các công nghệ nhập khẩu, ngoại trừ trong một số hợp đồng, nước ngoài chỉ chuyển giao tài liệu kỹ thuật, Nhà máy phải nghiên cứu và sản xuất (ví dụ hợp đồng mua tài liệu và phần mềm thiết kế mạch siêu cao tần ADS năm 2008). Mức năng suất bình quân của từng loại hình sản phẩm, thiết bị có sự khác nhau, song đều tăng so với năng suất theo dây chuyền công nghệ hiện tại của các phân xưởng. Ví dụ: năng suất bình quân của phân xưởng sản xuất các chi tiết cơ khí (phân xưởng 5) đã tăng lên gần 2 lần so với trước khi được đầu tư, đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất các tấm phẳng (máy cắt laser, máy phay CNC, máy dập khuôn CNC, máy tiện CNC, mắt khắc laser...); năng suất bình quân của phân xưởng sơn mạ (phân xưởng 4) tăng lên tới gần 10

lần; phân xưởng sản xuất sửa chữa các chi tiết khối đơn (phân xưởng 2) tăng gần 10 lần; phân xưởng tổng lắp ráp điều chỉnh hiệu chỉnh (phân xưởng 3) tăng lên 5 lần và phân xưởng sản xuất sửa chữa cơ động cơ, cáp và cụm cơ khí lớn (phân xưởng 1) tăng lên hàng chục lần sau khi tiếp nhận công nghệ từ các dự án CGCN.

Một số công nghệ mới đã được Nhà máy làm chủ và khai thác có hiệu quả như phần mềm thiết kế QUARTUS II, MAXPLUS II, ISE trên công nghệ ASIC, sử dụng bán thành phẩm của hãng ALTERA, XILINX. Các phần mềm hỗ trợ thiết kế bổ sung như KEIL DK-51, PROTEUS VSM, PROTEL 9.1, ORCAD 9.2, AUTO CAD 14, ALTIUM, phần mềm thiết kế siêu cao tần ADS, AWR, CST… phục vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các module, mảng mạch, phân khối, khối của khí tài rađa.

Các trang thiết bị gia công cơ khí, cắt gọt kim loại như: máy cắt dây CNC GOLDSUN, máy xung điện EDM-430, máy cắt đột KINGSLAND- 60XA, máy sấn PM-2060, thiết bị cân bằng động GH4/E, máy đo không gian 3 chiều QM-353, máy đo độ cứng AR-20, thiết bị hàn bề mặt, máy đột CNC, máy khắc laser, máy cắt laser, máy hàn dây bấm, hệ thống sơn tĩnh điện... cũng đã được khai thác có hiệu quả trong gia công sản xuất các cụm chi tiết cơ khí, cơ - điện tử và khung vỏ các khối, phân khối.

Nhà máy còn được đầu tư trang bị các thiết bị hiện đại như máy phân tích mạng vecto 2 cổng E8362C, máy phát tín hiệu cao tần E8257D, máy phân tích tạp N8975A, máy phân tích logic, công cụ hỗ trợ thiết kế mạch số thấp tần, máy thử rung sóc, kiểm tra điều kiện môi trường... Các trang thiết bị này đã làm nâng lên đáng kể khả năng kiểm tra, kiểm soát các mảng mạch, các khối chức năng của Nhà máy.

Về khả năng đổi mới công nghệ: Hầu hết các hợp đồng CGCN tại Nhà máy Z119 đều thực hiện theo hình thức nhập khẩu trực tiếp, hoặc theo phương thức chuyển giao sản phẩm, nên bị hạn chế về năng lực đổi mới công nghệ dựa trên các công nghệ chuyển giao.

Năng lực NCKH kỹ thuật và công nghệ chưa cân đối giữa các lĩnh vực, mới chỉ tập trung vào 7 nhóm chính: xử lý tín hiệu, linh kiện mạch tích hợp,

xử lý tín hiệu trung tần, sản xuất chi tiết tấm phẳng, sản xuất chế tạo các giá thử đa chức năng, cải tạo dây chuyền sản xuất, chế tạo vật tư thay thế cho các bộ đài rađa. Các lĩnh vực ít nghiên cứu như cơ khí chế tạo (đặc biệt là bộ truyền động trong hệ thống giảm tốc của các đài rađa thế hệ mới), kỹ thuật siêu cao tần, hệ thống phát bán dẫn, hệ thống anten và truyền sóng.

Các lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn như: giải mã công nghệ, nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, nghiên cứu chế tạo các thiết bị nghiệp vụ đặc chủng còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do nhiệm vụ NCKH kỹ thuật và công nghệ hầu như chỉ tập trung nghiên cứu theo yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cụ thể, theo đơn đặt hàng gắn với kế hoạch sản lượng hàng năm; hoặc theo khả năng hiện tại của các cá nhân tự đăng ký, chưa có kế hoạch và lộ trình, định hướng của ngành.

Mặc dù năng lực nghiên cứu còn nhiều hạn chế, xong khả năng “học theo” của đội ngũ kỹ thuật của Nhà máy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ các dự án đầu tư công nghệ, qua học hỏi thao tác vận hành hoặc qua đào tạo, đội ngũ kỹ thuật của Nhà máy đã biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng tích lũy được từ thực tế. Đã có những trao đổi tìm hiểu cùng các chuyên gia để tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Hàng trăm sản phẩm được đội ngũ kỹ thuật chế tạo thành công, áp dụng vào quá trình sản xuất của Nhà máy và được triển khai tại các đơn vị chiến đấu đã khẳng định năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong suốt quá trình đầu tư công nghệ. Các sản phẩm thường được thiết kế chế tạo dưới dạng 1-1 hoặc cải tiến một số ít các chi tiết, phụ tùng không thể mua sắm được vật tư kỹ thuật. Đặc biệt, năm 2015, thông qua dự án cải tiến đài rađa П18, với kiến thức công nghệ thu được từ triển khai dự án, đội ngũ kỹ thuật của Nhà máy đã áp dụng thành công dồn ghép 06 đèn phát cho đài rađa 1Л13-3 và 55Ж6 (giá trị của mỗi bộ đèn khoảng 4 triệu USD) với kinh phí thực hiện chưa đến 600 triệu VNĐ. Năm 2016, Nhà máy đã sản xuất thành công các module khuếch đại công suất (“học theo” có điều chỉnh công nghệ sản xuất máy phát từ dự án cải tiến rađa П18). Điều này có thể khẳng định, các dự án CGCN tại Nhà máy Z119 đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ sản XUẤT tại NHÀ máy z119 (Trang 57 - 60)