1.1.2.2 .Phân loại chuẩn nghèo đói theo Việt Nam
3.2.1 Tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho người nghèo
- Tắn dụng có vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo. Vì vậy cần phải đảm bảo đủ vốn vay cho và kịp thời cung cấp vốn đến người nghèo sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải tăng cường nguồn vốn.
Ở góc độ vĩ mô, công cuộc xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp toàn dân đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực tài chắnh. Nên ngoài nguồn ngân sách là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng cần phải huy động thêm các nguồn lực tài chắnh khác của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tốt nhiệm vụ này:
+ Theo khoản 3 Điều 7 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chắnh phủ có quy định NHCSXH được UBND các cấp trắch một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chắnh sách khác trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế nguồn bổ sung này rất hạn chế chủ yếu là từ cấp Tỉnh. Vì vậy UBND Tỉnh nên chỉ đạo cho UBND cấp huyện dành một phần từ nguồn thu địa phương để bổ sung cho nguồn vốn cho vay hộ nghèo nhằm tăng nguồn vốn cho NHCSXH.
+ Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong Tỉnh tắch cực chủ động vận động sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tăng cường nguồn vốn cho các Quỹ, các dự án hay thành lập mới các Quỹ (theo mô hình hợp tác của Quỹ MOM do HPN quản lý) hỗ trợ cho người nghèo nhằm tăng cường nguồn vốn đến cho người nghèo.
+ Hiện nay trên địa bàn còn có các TCVM tham gia cho vay hỗ trợ người nghèo đã góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách. Tuy nhiên hoạt động còn hạn chế do khó khăn cơ sở vật chất, cơ chế pháp lý thành lập. Vì vậy chắnh quyền các cấp nên tắch cực hỗ trợ sự phát triển các TC TCVM như hỗ trợ bố trắ trụ sở làm việc, hỗ trợ pháp lý thành lập cũng như bố trắ cán bộ phối hợp trong hoạt động cho vay.
Ở góc độ vi mô, các tổ chức TCTD, TCVM hiện đang cung cấp vốn cho người nghèo cần phải không ngừng tăng cường các biện pháp huy động vốn:
+ NHCSXH ngoài nguồn vốn bền vững từ nguồn ngân sách, vốn tài trợ, vay nước ngoài lãi suất thấp thì phải tăng cường huy động vốn từ tiền gửi có lãi suất thấp hoặc tiền gửi không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân làm từ thiện. NHCSXH nên tắch cực mở rộng tuyên truyền về chắnh sách xã hội, mở rộng quan
hệ ngoại giao với các Ban, Ngành để các cơ quan mở tài khoản tiền gửi thanh toán vào NHCSXH. Đây là nguồn vốn lãi suất thấp giúp giảm gánh nặng cho Chắnh phủ trong việc bù lỗ lãi suất hàng năm. Cụ thể, ban đầu có thể vận động các cơ quan hành chắnh sự nghiệp, bảo hiểm xã hội, các cơ quan bảo hiểm, xổ số kiến thiếtẦNgoài ra cần tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, vốn tiền gửi ký quỹ của các nhà đầu tư vào Tỉnh để có vốn lãi suất thấp bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách khác.
+ Các tổ chức TCVM, để tăng trưởng nguồn vốn của mình ngoài nguồn vốn cấp phát, vốn đóng góp của các thành viên, vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi thì cần tắch cực phát triển huy động vốn qua nguồn tiết kiệm của khách hàng.
Bên cạnh việc tăng cường huy động phát triển nguồn vốn, các TCTD và TCVM cần chú ý nâng cao chất lượng các khoản cho vay. Cần đảm bảo đúng đối tượng, tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn và những hỗ trợ như cách làm ăn, KHKT cho hộ sau khi vay, đặc biệt là nâng cao nghiệp vụ cho các tổ/nhóm trưởng.
- Thiếu vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đến sự thoát nghèo bền vững của người nghèo cũng như hiệu quả của các chương trình cho vay. Vì vậy cần phải đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất: cần thực hiện rộng rãi Ộxã hội hoáỢ nguồn vốn cho vay bằng sự phối hợp giữa TCTD, TCVM với các tổ chức hội, với chắnh quyền cơ sở, nhằm đảm bảo cung cấp đủ vốn sản xuất cho các hộ nghèo; Trong công tác cho vay cần chú ý hoạt động thẩm định, giám sát mục đắch sử dụng vốn vay nhằm cung cấp đủ vốn và kịp thời hỗ trợ vốn cho người nghèo; Đối với các hộ sau khi thoát nghèo cần kéo dài thời gian hưởng các chắnh sách hỗ trợ thêm khoảng thời gian 1- 2 năm nửa nhằm giúp họ có thể thoát nghèo bền vững.