Tại Ngân hàng Chắnh sách xã hội Tiền Giang

Một phần của tài liệu file_goc_779819 (Trang 41 - 43)

Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tiền Giang được thành lập và chắnh thức đi vào hoạt động tháng 09/4/2003. Với nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi của Chắnh phủ và các chương trình mục tiêu của Tỉnh giao; nhiệm vụ này gắn liền với công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và các chắnh sách an sinh xã hội khác.

Hiện Ngân hàng có 10 phòng giao dịch tại Tiền Giang với 169 điểm giao dịch tại phường/xã. Hoạt động của NHCSXH đã phủ kắn 163 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh với 2.256 tổ TK&VV. Mạng lưới hoạt động được tổ chức với qui mô rộng và chặt chẽ từ tỉnh, huyện đến xã, phường, vùng sâu, vùng xa đã giúp các đối tượng thụ hưởng có nhận thức tắch cực về chương trình; góp phần giải quyết khó khăn cho hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách trong việc tiếp cận

nguồn vốn vay ưu đãi được dễ dàng; nguồn vốn được đưa đến đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi làm trái với qui định của ngân hàng.

Về nguồn vốn, NHCSXH thực hiện huy động dựa trên 2 nguồn: ngân sách Trung ương Ờ địa phương và huy động trên thị trường.

Các hoạt động cho vay ưu đãi chắnh: Cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay giải quyết việc làm đối với

người có đất bị thu hồi.

Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,65%/tháng, thấp hơn nhiều so với lãi suất hiện tại tại các ngân hàng thương mại. Người vay không phải thế chấp, không phải trả bất kỳ một khoản phắ nào khác đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo làm ăn, thoát nghèo.

Xác định đối tượng và thực hiện bảo lãnh vay: được thực hiện thông qua hệ thống các tổ chức, đoàn thể chắnh quyền địa phương. Thông qua việc lập các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các cộng đồng dân cư. Số thành viên mỗi tổ không quá 70 người/tổ được sắp xếp theo địa bàn khu phố, xóm ấp. Mỗi tổ TK&VV có tổ trưởng, tổ phó và tổ viên. Quản lý các tổ TK&VV có cán bộ Ban quản lý tổ TK&VV do cán bộ Ban thường vụ các Hội, cán bộ Ban xóa đói giảm nghèo kiêm nhiệm. Các Ban quản lý tổ TK&VV đều được tập huấn nghiệp vụ. NHCSXH ủy thác bán phần cho các tổ chức chắnh trị, xã hội thực hiện các công đoạn như chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ Tiết kiệm Ờ vay vốn. Ban quản lý tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện một số công việc: kiểm tra sau khi phát vay, thu lãi, đôn đốc người vay trả nợ Ầ

Giao dịch và phát vay được thực hiện thông qua các điểm giao dịch cố định và tổ giao dịch lưu động. Để có thể đi sâu hơn vào các cộng đồng,

NHCSXH đã tổ chức các tổ giao dịch lưu động, thực hiện giao dịch theo ngày cố định hàng tháng tại các điểm giao dịch cố định xã/phường. Tại đây tất cả các

hoạt động như phát vay, thu nợ, thu lãi, trả phắ, trả hoa hồng, nhận hồ sơ cho vay, giải quyết các vấn đề phát sinh khác đều được thực hiện. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo trong việc vay vốn, trả nợ, người nghèo không phải đến trụ sở NHCSXH để giao dịch, giảm chi phắ đi lại, hạn chế rủi ro, tiết kiệm thời gian.

Một phần của tài liệu file_goc_779819 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w