Trần Nam Dũng – Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp HCM, 2012Trường hợp 1 Tồn tại n z m sao cho (pn+1-pn)

Một phần của tài liệu chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi vmo (Trang 35 - 36)

= (pm+1-pm)2. Khi đó các cặp quân xe tại ô (n, pn), (n+1, pn+1) và (m, pm), (m+1, pm+1) là các cặp xe cần tìm.

Trường hợp 2. Các số (pn+1-pn)2 đôi một phân biệt. Khi đó tồn tại n sao cho (pn+1-pn)2 = 4.

Lúc này, xoay hàng thành cột, ta lại đi đến việc hoặc tồn tại n z m sao cho (qn+1-qn)2

= (qm+1-qm)2 hoặc tồn tại k sao cho (qk+1-qk)2 = 22. Trong trường hợp thứ nhất, bài toán được giải quyết tương tự như trường hợp 1 ở trên. Trong trường hợp thứ hai, các quân xe tại ô (n, pn), (n+1, pn+1) và (qk+1,k+1), (qk, k) là các cặp xe cần tìm.

7. Trong một đa giác lồi có chứa không ít hơn m2+1 điểm nguyên. Chứng minh rằng trong đa giác lồi này tìm được m+1 điểm nguyên cùng nằm trên một đường thẳng.

8. Chứng minh rằng trong 9 người bất kỳ, hoặc có 3 người đôi một quen nhau, hoặc có 4 người đôi một không quen nhau.

9. Chọn ra 69 số nguyên dương từ tập hợp E = {1, 2, …, 100}. Chứng minh rằng tồn tại 4 số a < b < c < d trong 4 số được chọn sao cho a + b + c = d. Kết luận bài toán còn đúng không nếu ta thay 69 bằng 68?

10. Một quốc gia có 16 thành phố và có 36 tuyến bay nối giữa chúng. Chứng minh rằng ta có thể tổ chức một chuyến bay vòng quanh giữa 4 thành phố.

11. Trong một nhóm n người có 3 người đôi một quen nhau và mỗi một người này quen nhiều hơn 1 nửa số người trong nhóm. Tìm số ít nhất có thể số bộ ba người đôi một quen nhau.

12. (Trận đấu toán học Nga 2010) Một quốc gia có 210 thành phố. Ban đầu giữa các thành phố chưa có đường. Người ta muốn xây dựng một số con đường một chiều nối giữa các thành phố sao cho: Nếu có đường đi từ A đến B và từ B đến C thì không có đường đi từ A đến C. Hỏi có thể xây dựng được nhiều nhất bao nhiêu đường?

Giải.

Gọi A là thành phố có nhiều đường đi nhất (gồm cả đường đi xuất phát từ A và đường đi đến A). Ta chia các thành phố còn lại thành 3 loại. Loại I - Có đường đi xuất phát từ A. Loại II - Có đường đi đến A. Loại III: Không có đường đi đến A hoặc xuất phát từ A. Đặt m = | I |, n = | II |, p = | III |. Ta có m + n + p = 209.

Dễ thấy giữa các thành phố loại I không có đường đi. Tương tự, giữa các thành phố loại 2 không có đường đi.

Một phần của tài liệu chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi vmo (Trang 35 - 36)