Kể từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015
và định hướng đến 2025 [77] với mục tiêu: Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, cung cấp dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành, không chỉ nhắm đến thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh ngành công nghiệp dầu khí, sở hữu đầy đủ chuỗi giá trị của ngành dầu khí, vốn là một ngành công nghiệp tiền đề, có nhu cầu về vốn lớn, kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến và hoạt động dầu khí mang tính quốc tế cao, rủi ro lớn, trong khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khó tiếp cận, lại phải cạnh tranh với các công ty dầu khí lớn trên thế giới có tiềm năng mạnh về vốn và công nghệ, nhất là khi mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài.
Để thực hiện mục tiêu trên, cùng với đầu tư vào các nguồn lực khác, PVN coi đầu tư xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các họat động dầu khí cả ở trong nước và nước ngoài là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Những giải pháp đầu tư thu hút và phát triển NL trong giai đoạn này được thể hiện trong các văn bản, gồm: "Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006; "Chiến lược đào tạo và phát triển NL giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2025" theo Quyết định số 2496/QĐ-DKVN ngày 19/08/2009 của Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam; "Chiến lược tăng tốc phát triển Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025" của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (năm 2010).
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển NL Việt Nam thời kỳ 2011-2020", theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011. Thực hiện quyết định này, PVN đã có những điều chỉnh Chiến lược đào tạo và phát triển NL của Tập đoàn đã ban hành năm 2009, và tiến
hành quy hoạch và cơ cấu lại NL trong toàn Tập đoàn. Ngoài ra, cùng với chủ trương, quy hoạch phát triển trong từng lĩnh vực như công nghiệp thăm dò và khai thác dầu, công nghiệp khí, công nghiệp chế biến, dịch vụ dầu khí..., còn có các đề án bao đảm về NL có tính chuyên ngành. Ví dụ, để phục vụ chủ trương trong Nghị quyết số 233/NQ-ĐU (tháng 3/2009) của Đảng ủy Tập đoàn về "Phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn" và cho "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025" cùng với các quy hoạch khác và xét nhu cầu NL của Tập đoàn, Viện dầu khí Việt Nam đã xây dựng và đưa vào thực thi "Đề án đào tạo nguồn NL Viện Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2025"...
Nội dung chủ yếu của các chủ trương, chính sách trên gồm:
Một là, khẳng định tầm quan trọng của NL dầu khí trong quá trình phát triển của Tập đoàn trước yêu cầu hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Hiệu quả, chất lượng hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phụ thuộc vào chất lượng NL. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu hiện đại, hội nhập quốc tế nhằm tăng tốc phát triển, thì nhiệm vụ to lớn có ý nghĩa thành bại đối với PVN là xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển NL chất lượng cao ngang tầm với tương lai phát triển của ngành. Trong thế giới ngày nay, lợi thế cạnh tranh giữa các tổ chức, các doanh nghiệp được tạo bởi nguồn NL chất lượng cao. Một doanh nghiệp muốn phát triển và thành công, phải dựa vào yếu tố con người, bởi vì nguồn vốn vật chất và tài nguyên thiên nhiên là có giới hạn và ngày càng cạn kiệt, trong khi sức sáng tạo của con người là vô hạn.
Hai là, để đạt được mục tiêu chiến lược NL, PVN phải xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học, công nghệ và công nhân kỹ thuật dầu khí Việt Nam đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, KH&CN, nghiệp vụ quản lý và điều hành ngang tầm khu vực và thế giới, để tự điều hành có hiệu quả các hoạt động dầu khí trong và ngoài nước với hiệu quả kinh
tế cao, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam. Xứng đáng là Tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước. Xây dựng cơ chế tạo động lực để người lao động gắn bó với doanh nghiệp.
Ba là, phải bảo đảm NL của PVN có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp với cơ cấu trình độ và ngành nghề hợp lý, có khả năng thích ứng, chủ động trong hội nhập quốc tế.
Bốn là, xây dựng được đội ngũ nhân lực KH&CN, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của ngành dầu khí ở trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Năm là, việc thu hút, sử dụng và phát triển NL của PVN phải tuân thủ chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011) về tái cơ cấu doanh nghiệp mà trực tiếp theo Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 Phê duyệt đề án tái cơ