Hạn chế về nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc giaViệt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 114 - 119)

- Đào tạo chuyên gia công nghệ

4 Các cơ sở đào tạo Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị của các đơn vị

3.3.2.1. Hạn chế về nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc giaViệt Nam hiện nay

Nam hiện nay

Trước yêu cầu mới của phát triển và hội nhập, PVN đang phải đối mặt với thách thức về NL, trong đó có những hạn chế chủ yếu như sau:

- Một là, tăng trưởng của số lượng NL chưa thật sự đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tuy mức tăng trưởng trung bình chung hàng năm về số lượng NL của PVN gần như bằng không (0), thậm chí còn là số âm (-), nhưng tại các lĩnh vực kinh doanh chính, đặc biệt là lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, số lượng NL vẫn có chiều hướng tăng thêm. Trước yêu cầu của Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, PVN phải mở rộng quy mô hoạt động sản xuất ở trong nước và mở rộng đầu tư ra 14 nước, thì số lượng NL kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học, công nghệ và công nhân kỹ thuật vẫn thiếu hụt trầm trọng.

Theo dự báo Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 thì các chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí và khai thác dầu khí đóng vai trò quyết định. Trong đó, các mục tiêu chủ yếu như gia tăng trữ lượng khai thác dầu khí đạt tỷ lệ tăng trưởng gấp đôi so với khối lượng đang khai thác hiện tại trong nước và mở rộng đầu tư tại 3 trung tâm ở nước ngoài là Nga và SNG, Nam Mỹ và Bắc Phi. Việc chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí phải bảo đảm đáp ứng 80% nhu cầu trong nước, gấp 2 lần so với hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu đó, PVN phải có nguồn vốn lớn với công nghệ cao và có số NL cần thiết đủ trình độ quản lý và sử dụng các công nghệ đó. Thêm vào đó, trong mấy năm vừa qua do giá dầu giảm mạnh, trong khi Tập đoàn hiện đang khai thác dầu khí ngoài biển, có nơi rất xa bờ, chi phí lớn hơn nhiều so với trong đất liền. Hiện nay, một số mỏ khai thác để đảm bảo mức hòa vốn là rất khó khăn như: Đại Hùng, Sông Đốc, Hải Sư Đen - Hải Sư Trắng, Nam Rồng -

Đồi Mồi, Thăng Long - Đông Đô, Ruby - Pearl. Khi giá dầu thấp hơn 40 USD/thùng, lần lượt các mỏ dầu có giá thành khai thác cao không đủ bù chi phí thì phải xem xét dừng, giãn đầu tư, giảm NL ở nhiều bộ phận từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến dịch vụ khoan, địa chấn, khảo sát, chế tạo giàn, cung ứng vật tư - thiết bị, xây lắp vận chuyển… Tuy nhiên, về lâu dài, khi giá dầu tăng lên thì số NL hiện có là không thể đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn. Theo dự báo, nếu sản lượng khai thác dầu tăng gấp 2 lần hiện nay thì ít nhất số NL phải tăng gấp 1,3 lần, tức là phải đạt con số 66 nghìn người, riêng lĩnh vực trực tiếp thăm dò và khai thác dầu khí phải tăng thêm khoảng 500 nghìn người. Với số lượng NL hiện có thì tình trạng thiếu hụt cần sớm được khắc phục.

- Hai là, cơ cấu NL còn bất hợp lý:

Cơ cấu NL theo tính chất công việc có sự chuyển dịch rất chậm. Bảng 3.3 và hình 3.5 cho thấy, NL trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất điện, tự động hóa... có hướng chững lại với tỷ lệ thay đổi rất nhỏ. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu NL của PVN 5 năm qua là việc giảm tỷ lệ người làm việc ngoài ngành theo các quyết định thoái vốn của Chính phủ. Số NL trong lĩnh vực dịch vụ mà chủ yếu làm việc trong các dịch vụ ngoài ngành tuy có giảm nhưng vẫn còn rất lớn với 19.475 người chiếm 1/3 trong tổng số NL của Tập đoàn. Trong khi đó, số lượng NL trong các lĩnh vực sản xuất trực tiếp nhất là trong các lĩnh vực chính yếu của Tập đoàn còn rất thiếu so với nhu cầu. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 thì tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng của ngành giai đoạn 2016 - 2025 được tăng thêm là 3,6 đến 7 tỷ USD (khoảng 80 - 155 ngàn tỷ đồng), tức là tăng thêm 10,5 - 20,4% so với tổng tài sản của Tập đoàn đã được kiểm toán năm 2015. Tuy chưa có dự báo về số lượng NL tăng thêm đến năm 2025, nhưng có thể suy ra từ nguồn vốn

tăng thêm dự tính đến thời điểm này thì với cơ cấu hiện nay phải thu hút được 6.000 - 7.000 người. Tình trạng vừa thừa vừa thiếu NL nêu trên là sự phản ánh tính bất hợp lý về cơ cấu NL đang tồn tại trong PVN hiện nay.

Ba là, chất lượng NL còn bất cập:

Bất cập về trình độ chuyên môn kỹ thuật, về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý. Những trình độ này của PVN còn ở mức độ thấp so với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế. Tính chuyên nghiệp, năng lực KH&CN, khả năng ứng dụng còn hạn chế. Số NL được đào tạo trong nước là chủ yếu, chỉ có 12,2% số NL trong Tập đoàn là được đào tạo ở nước ngoài mà chủ yếu là ở Liên Xô (cũ) và ở Nga hiện nay. Theo báo cáo sơ kết kết quả tổ chức thực hiện Chiến lược đào tạo và phát triển NL PVN giai đoạn 2009-2015 tại Hội nghị công tác đào tạo và phát triển nguồn NL tổ chức ở Trường Cao đẳng nghề Dầu khí ngày 21/8/2013 thì chất lượng NL của PVN vẫn còn kém so với nhiều tập đoàn dầu khí khác hoạt động trong khu vực. Hạn chế lớn nhất của NL được đào tạo trong nước là chất lượng thấp, chủ yếu là lý thuyết, thiếu năng lực ứng dụng kiến thức đã học được. Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp do chủ yếu là dạy chay, học chay. Phần lớn NL còn rất hạn chế về ngoại ngữ nhất là tiếng Anh giao tiếp. Đa số người lao động chưa hiểu biết nhiều về kỷ luật lao động công nghiệp, về tác phong làm việc cũng như giờ giấc và cử chỉ thái độ trong quá trình làm việc. Các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, làm việc độc lập, thuyết trình hay chia sẻ kinh nghiệm và giao tiếp trong Tập đoàn vẫn chưa được phổ biến và trang bị cho người lao động.

Thiếu NL có trình độ cao ở hầu hết tại các lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề và nhất là quản lý tại PVN. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Có không ít dự án do PVN làm chủ đầu tư không hiệu quả, làm thất thoát, gây lỗ vốn, gây hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, Dự án khách sạn Lam Kinh (Thanh Hóa) do PVN làm chủ đầu tư với số vốn hơn 640 tỷ đồng đã bị thua lỗ ngay từ khi xây dựng, sau 4 năm đã lỗ gần 100 tỷ đồng;

3 dự án nhiên liệu sinh học của PVN tại Bình Phước, Quảng Ngãi và Phú Thọ, đã đội vốn hàng ngàn tỷ đồng với vốn đầu tư lên tới hơn 5.400 tỉ đồng vẫn thua lỗ (vì giá bán xăng ethanol trên thị trường hiện thấp hơn 2.000

đồng/lít so với giá thành sản xuất mặc dù giá nguyên liệu đầu vào của nhà máy thu mua của nông dân là thấp) nên hoạt động cầm chừng. Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ có sự tham gia của PVN có tổng mức đầu tư 325 triệu USD, tương đương hơn 5.400 tỉ đồng (tính theo tỉ giá năm 2008), với 30% là vốn chủ sở hữu, còn lại đi vay, nhưng chỉ 2 năm đi vào hoạt động đã lỗ gần 1.500 tỷ đồng. Do trong quá trình đầu tư xây dựng dự án, năng lực yếu kém về quản trị, vi phạm trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát… nên làm thất thoát vốn trong nhiều dự án đầu tư. Ví dụ, dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dung Quất có hàng loạt sai phạm, có dấu hiệu cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm trong chỉ định thầu và thực hiện các hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng (baomoi.com, 22/12/2016). Theo trả lời chất vấn của Quốc hội khóa 14 ngày 15/11/2016, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết qua đánh giá chung về các dự án trong thời gian vừa qua, có thể tạm nói là còn tiềm ẩn có những dự án khác, “có thêm một bản danh sách khác mà đọc đến làm tất cả chúng ta đau đớn và xót xa?”.

Thêm vào đó, trong điều kiện nguồn lực dầu khí ngày càng khan hiếm, tiến bộ công nghệ ngày càng tăng nhanh, làm phá vỡ các phương pháp khai thác truyền thống, thay vào đó là những phương pháp khai thác dầu khí hiện đại hơn rất nhiều, đòi hỏi phải tri thức hóa NL dầu khí trên quy mô lớn. Hiện nay, nhiều công ty dầu khí trên thế giới đang bước vào cuộc chạy đua tốc độ nâng cao chất lượng NL. Theo đó, ngày càng có nhiều hiệp định hợp tác quốc tế về khai thác và chế biến dầu khí, mở ra những cơ hội mới cho người lao động trên thế giới, sẽ không còn bị phân hóa, vùng lãnh thổ, sẽ tạo điều kiện cho lao động nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn vì họ sở hữu những tố chất vượt trội về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Tình trạng này sẽ hạn chế đến sức cạnh tranh quốc tế, tăng trưởng dài hạn và yêu cầu phát triển bền vững của Tập đoàn.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của NL, tình trạng bệnh nghề nghiệp và an toàn lao động trong PVN còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Theo kết quả khám sức khỏe năm 2014 của PVN, chỉ có 20,8% số NL sức khỏe loại 1; 55,4% sức khỏe loại 2; 23,8% sức khỏe loại 3. Kinh nghiệm nghề nghiệp của phần đông NL còn hạn chế. Hiện chỉ có xấp xỉ 19,0% số người làm việc trong Tập đoàn có thâm niên từ 10 năm làm việc trở lên, trong khi có tới 56,2% số người làm việc chưa tới 5 năm.

Chất lượng NL với sự thiếu hụt của các chuyên gia giỏi vẫn là một rào cản lớn trong nhiều hoạt động của PVN và có nhiều công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí. PVN vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận với chi phí rất cao. So với các Tập đoàn dầu khí trong khu vực và trên thế giới, PVN vẫn còn một khoảng cách không những về quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà cả về chất lượng NL.

Những hạn chế, yếu kém trên đã dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn bị suy giảm, năng suất lao động không ổn định (hình 3.9). Theo Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc PVN cho biết doanh thu giảm tới 107.000 tỉ đồng so với năm 2015 và giảm hơn 290.000 tỉ đồng so với năm 2014. Nộp ngân sách nhà nước của Tập đoàn trong năm 2016 cũng giảm gần 25.000 tỉ đồng so với năm 2015. Một trong những nguyên nhân chính là do quản lý đầu tư ở một số dự án còn yếu kém; việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quản trị chi phí còn hạn chế… (http://tuoitre.vn, 19/01/2017). Nếu PVN không thích ứng về NL cả kiến thức, tay nghề, tính kỷ luật, trình độ ngoại ngữ và nhất là nâng cao năng lực quản trị thì sẽ không có cơ hội vươn ra thị trường thế giới, thậm chí còn có thể thua ngay ở trên "sân nhà”.

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w