1.4.1.1.Hội nhập kinh tế quốc tế
Cuối năm 2015, việc gia nhập các hiệp định lớn như TPP, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cả cơ hội và thách thức về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nền kinh tế hội nhập sâu rộng với những đặc trưng: “Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyên hàng hóa; Tự do lưu chuyên dịch
vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề”. Mục tiêu này sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trên thị trường lao động và quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp.
Cơ hội
Trong bối cảnh một thị trường chung, người lao động Việt nam không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường khu vực. Người lao động có cơ hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong khu vực. Người lao động Việt nam sẽ được “cọ xát” khi làm việc ở nhiều nơi, làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa- vốn dĩ là một điểm chưa mạnh của Việt Nam sẽ được nâng cao và cải thiện đáng kể.
Thách thức
Gia nhập AEC và các tổ chức thế giới khác sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của người lao động. Nguồn nhân lực phải đối mặt với thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Nếu người lao động Việt nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên “sân nhà” bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, người lao động phải hỏi hỏi, cập nhật kỹ năng mới. Trong khi đó bài toán về chiến lược, thời gian, chi phí cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực quá lớn và sử dụng nhân lực sau đào tạo còn lãng phí.
1.4.1.2. Nhu cầu của thị trường lao động
Thị trường lao động được cấu thành từ ba yếu tố chính: cung - cầu, hệ thống thông tin. Với bối cảnh hội nhập kinh tế, thị trường lao động mở rộng,
gia tăng nhu câu việc làm tác động sâu sắc đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực duy trì khá ổn định cơ cấu kinh tế với 18-20% GDP thuộc về khu vực nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng đóng góp khoảng trên 38% và phần còn lại từ 42-44% do dịch vụ mang lại. [13]. Từ chỗ cầu lao động cho nền kinh tế chỉ yêu cầu chủ yếu là lao động thủ công, ít kỹ năng, trình độ đơn giản đã ngày càng nâng cao hơn với những loại kỹ năng đặc biệt, kỹ năng và trình độ chuyên môn để đáp ứng các vị trí việc làm mới, phức tạp mang tính tri thức. Tức là tăng cầu lao động kỹ năng trên thị trường lao động.
Đối mặt với những thay đổi của cầu thị trường lao động với cơ hội mang lại nhiều việc làm, di chuyển lao động thì các doanh nghiệp trong công tác quy hoạch nhân lực dự báo tăng lao động có kỹ năng, ưu tiên trong tuyển và sử dụng nhân lực. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược nguồn nhân lực hợp lý để đáp ứng lượng cầu kỹ năng tăng trên thị trường.