Giới thiệu chung về nguyên liệu chính

Một phần của tài liệu BAO CAO SAY RAU QUA potx (Trang 35 - 36)

2. Qui trình sản xuất rau quả sấy cụ thể

2.1.1. Giới thiệu chung về nguyên liệu chính

Nguồn gốc:

Nho có tên khoa học là Vitis vinifera, thuộc họ Ampelidaceae.

Nho có nguồn gốc ở các miền ôn đới khô Âu, Á, cũng có các giống nho khác nguồn gốc ở Châu Mỹ.

Ơû Việt Nam, từ Bắc đến Nam, ở đâu nho cũng ra hoa quả bình thường. Ơû Hà Nội,nho được trồng làm cảnh, che bóng mát. Ơû miền Nam, nho được trồng với quy mô lớn cung cấp cho thị trường và cho các ngành chế biến. Nho được trồng tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận. Đặc biệt tại vùng Ninh Thuận có năng suất khá cao, có thể thu được 30 - 40 tấn/hecta mỗi năm.

Thành phần hóa học:

Thành phần hoá học của trái nho thay đổi theo giống, độ chín, thời vụ thu hoạch, điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác…

Quả nho gồm vỏ mọng 5-12%, thịt quả 80-95%, hạt chiếm 0-4% khối lượng quả.

Vỏ nho có chất chát, chất màu, một ít chất thơm. Ngoài ra còn có protein, chất khoáng, canxi oxalat, chất sáp, tartrat . Hạt nho có acid, nhựa và dầu hoà tan.

Thành phần hoá học trên 100 gram quả nho ngọt ăn được.

% Aên được 90

Năng lượng cung cấp (kcal/100g) 73

Thành phần hoá học (g) Nước 81,2

Protein 0,4

Acid hữu cơ 0,9

Gluxit 16,5 Xenluloza 0,6 Tro 0,4 Muối khoáng (mg) K 230 Ca 17 P 22 Mg 8,6 Fe 0,6 Vitamin (mcg) Caroten 0,04

Ngoài giá trị ăn uống, nho còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, quảû nho vị ngọt, chát, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt, tăng lực, cường trí, lợi tiểu, được dùng để chữa các chứng khí

huyết hư nhược, gân cốt tê đau, phế hư và các bệnh về tiết niệu. Rễ nho có vị ngọt chát, tính bình, là một vị thuốc trừ phong thấp, lợi tiểu tiện, chữa phù thũng.

Một phần của tài liệu BAO CAO SAY RAU QUA potx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w