Bài Luận văn thứ nhất (1750)

Một phần của tài liệu Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài pptx (Trang 62 - 63)

Các “philosophes” của thế kỷ Ánh sáng hoan nghênh sự tiến bộ của kỹ thuật và sự bành trướng của thương mãi và công nghiệp khắp Âu Châu. Họ nhấn mạnh rằng con người cần sử dụng lý tính để vừa hiểu biết thế giới, vừa hiện đại hóa chính quyền và luật pháp. Họ chống lại mọi hình thức áp bức và kiểm duyệt, tin tưởng vào sự tự do của tư tưởng và công luận. Phần lớn những tư tưởng mới của các “philosophes” đều bắt nguồn từ các nhà tư tưởng tiền phong của nước Anh như Francis Bacon (1561-1626) và John Locke (1632-1704). Nhưng các “philosophes” Pháp dũng cảm và quyết liệt hơn các đồng nghiệp người Anh. Giáo hội ở Pháp cũng hùng mạnh hơn, còn nhà nước bảo hoàng thì chuyên chế hơn, vì thế, sự phê phán đối với hai định chế ấy đòi họ phải trả giá đắt. Rút cục, Diderot, thủ lĩnh của phong trào khai minh Pháp bị tống giam vào ngục tối. Rousseau thường đi bộ từ Paris đến Vincennes để thăm Diderot, qua đó có dịp làm quen với các trí thức khác như Friedrich Grimon và Baron d’ Holbach. Từ năm 1746, Rousseau đã trở thành một khuôn mặt quan trọng trong đời sống trí thức ở Paris. Trong một chuyến thăm Diderot trong ngục thất, Rousseau đã đột nhiên có một sự “thức nhận” mới mẻ, biến chàng nhạc sĩ trung niên lang thang thành một triết gia nổi tiếng thế giới. Ðó là vào năm 1749, trên đường đến Vincennes,

Rousseau đọc báo thấy tin Viện Hàn Lâm ở Dijon treo giải cho cuộc thi viết về đề tài: “Phải

chăng sự tiến bộ của các ngành khoa học và nghệ thuật đã góp phần lành mạnh hóa phong tục?”.

Ông kể lại: “Ðúng giây phút tôi đọc tin ấy, tôi đã thấy một thế giới khác và tôi đã trở thành một con người khác. Ðột nhiên lòng tôi ánh lên hàng nghìn tia chớp… Tôi xúc động quá đến nỗi phải ngồi nghỉ dưới gốc cây suốt nửa tiếng đồng hồ, và khi đứng lên, cả vạt áo tôi đã ướt đầm nước mắt!”. Diderot, vốn thích tranh biện, gặp Rousseau trong tình trạng bị kích động cao độ như thế, đã khuyên Rousseau nên tham gia cuộc thi. Và, như ta đã biết, bài “Luận văn về khoa học về nghệ

thuật” của ông đã gây chấn động dư luận vì ông đã trả lời “không” cho câu hỏi ấy!

Câu trả lời đã đi vào lịch sử của một trong những nhà khai minh hàng đầu của thế kỷ khiến mọi người sửng sốt. Ông đã hoài nghi triệt để niềm tin cơ bản của phong trào khai minh rằng lý tính là nguồn gốc không chỉ của cái Chân mà cả của cái Thiện. Tuy nhiên, Rousseau đã làm như thế bằng

chính phương tiện và công cụ của sự khai minh, nghĩa là, điều ông làm chính là sự khai minh về

khai minh, tức, một sự khai minh có sự phản tư tự-phê phán. Luận điểm trung tâm: Rousseau phê

phán mạnh mẽ các hình thức xã hội nhân tạo và giả tạo do lý tính con người lập ra vì chính chúng đã làm tha hóa bản tính sâu xa nhất của con người.

- tất nhiên, sự phê phán-xã hội của ông trước hết nhắm đến xã hội đương thời của nền chuyên chế quý tộc với cuộc sống và lề thói “cung đình”: “Lề thói cung đình buộc người ta phải tuân theo

quy ước chứ không theo bản tính của chính mình. Người ta không còn dám tự thể hiện là chính mình, và, dưới sự cưỡng chế thường xuyên, con người của “xã hội” này là một bầy đàn làm giống

hệt nhau trong những hoàn cảnh giống hệt nhau” ([6]).

- thứ hai, Rousseau nhấn mạnh rằng việc đơn thuần sử dụng lý tính không đủ để đảm bảo một cuộc sống đức hạnh, tương ứng với bản tính con người, vì bản tính con người tuy được quy định bởi lý tính nhưng cũng còn bởi bản tính tự nhiên (nature) nữa. Ông chống lại xã hội đương thời, vì nó dựa vào lý tính để đè nén bản tính tự nhiên của con người. Nhưng, ông chống lại cũng bằng cách dựa vào lý tính để giải phóng bản tính con người ra khỏi những xiềng xích ấy.

Một phần của tài liệu Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài pptx (Trang 62 - 63)