Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA BÁC SỸ TRẺ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG. (Trang 25 - 29)

bệnh viện

1.3.1. Yếu tố bên ngoài bệnh viện Môi trường

Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, .. ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu: nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt…đã gây nên những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, gia tăng bệnh tim mạch, thần kinh, dị ứng. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm dịch bệnh nguy hại đến sức khỏe của con người.

Khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ đang tạo nên những biến đổi sâu sắc và làm thay đổi tận gốc các mặt của đời sống. Trong vòng chuyển động đó, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ cao trong y học tại Việt Nam đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại đã thiết thực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Những thành tựu tiên tiến của y học đã được áp dụng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân như: phẫu thuật nội soi; tán sỏi bằng phương pháp nội soi ngược dòng; phương pháp phaco trong phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo; siêu âm can thiệp; nội soi can thiệp....

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một trong những giải pháp được đẩy mạnh. Hiện nay, đã có nhiều bệnh viện triển khai phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động bệnh viện, quản lý bệnh nhân khám bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú, quản lý cận lâm sàng, quản lý dược - vật tư,

quản lý bảo hiểm y tế, quản lý tài chính bệnh viện, góp phần rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm bớt thủ tục cho người bệnh khi đến khám, chữa bệnh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại các đơn vị y tế.

Công tác quản lý của nhà nước

Nhà nước quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội trong đó có y tế. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý chặt chẽ hệ thống y tế bằng việc quản lý từ khâu đào tạo nhân lực cho ngành y tế, đến các quy định trong khâu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, cụ thể bằng Luật Khám bệnh chữa bệnh, số: 40/2009/QH12 ban hành năm 2009, Luật khám bệnh chữa bệnh do quốc hội ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Theo quy định hiện hành, Cục quản lý KCB được giao các chức năng, trách nhiệm và quyền hạn đối với công tác quản lý chất lượng dịch vụ y tế. Nhằm tăng cường năng lực của Cục quản lý KCB phòng quản lý chất lượng dịch vụ y tế đã được thành lập năm 2011. Cục quản lý KCB liên tục tích cực triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện luật khám chữa bệnh. Trong qúa trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật y tế đều có các hội thảo chuyên gia, hội thảo liên ngành, tham vấn ý kiến các bên liên quan theo đúng quy định về quy trình Luật ban hành văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ Y tế luôn phối hợp cùng cơ quan Bảo hiểm xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.

1.3.2. Các yếu tố bên trong bệnh viện

Trình độ tổ chức quản lý của bệnh viện

Quản lý bệnh viện rất đa dạng, nhiều phương diện. Quản lý hành chính bao gồm quản lý nhân sự, quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản lý giấy tờ tài liệu, quản lý mua sắm vật tư trang thiết bị... Quản lý chuyên môn bao gồm: quản lý viện phí, quản lý khoa khám bệnh, quản lý xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, quản lý dược, quản lý xuất nhập viện, quản lý bệnh án, sinh hoạt khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên dữ liệu….Quản lý nhân sự bao gồm: biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương, ….

Các công tác quản lý này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bênh. Nếu bệnh viện thực hiện tốt các công tác quản lý trên sẽ dẫn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng cao và ngược lại.

Chất lượng nguồn nhân lực y tế

Có thể nói sức khỏe là quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Do đó, nghề bác sỹ – nghề mang lại sức khỏe và sự sống cho con người cũng giữ một vị trí hàng đầu trong xã hội. Bác sỹ được coi là đầu tàu trong nhân sự ngành y, là yếu tố chính đảm bảo sự hiệu quả và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc thù lao động của ngành y tế là liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người, vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế không chỉ phải tinh thông nghề nghiệp, mà phải có lương tâm nghề nghiệp, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác “lương y như tử mẫu”..

Bác sỹ là lực lượng nhân lực nòng cốt của ngành y tế, là một bộ phận quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, vì vậy, ngành y tế luôn quan tâm tới việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ y tế nói chung và đội ngũ y bác sỹ nói riêng.

Song song với tăng số lượng tuyển sinh, ngành y tế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng bác sỹ và các đối tượng nhân lực y tế khác.Chất lượng đào tạo bác sỹ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian được học thực hành tay nghề tại bệnh viện. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Y tế đã đặt ra. Các cán bộ y tế có quyền được nâng cao năng lực chuyên môn, được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chuyên môn hành nghề, được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế (Điều 33, Luật Khám bệnh, chữa bệnh).

Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Do đó Bộ Y tế luôn chú trọng việc tham mưu

trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ y tế nói chung, đặc biệt là y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, khó khăn.

Y đức của người thầy thuốc

Y đức: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp y tế, là một việc làm thường xuyên và được phán xét dựa trên từng trường hợp cụ thể với người bệnh và không thể dựa trên những bài học khuôn sáo, bởi vì trong quá trình ứng xử với bệnh nhân và xử trí bệnh tật, có rất nhiều tình huống khác nhau, đòi hỏi người thầy thuốc phải dày công rèn luyện để xây dựng bản lĩnh thực thụ.

Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế Việt Nam quy định rõ “Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý”. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc..; Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc cần phải kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh... Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình người bệnh họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên, an ủi, khuyến khích

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật đối với hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện có vai trò vô cùng quan trọng.

Cơ sở VCKT là những tư liệu lao động được sử dụng để sản xuất ra những dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Cơ sở VCKT là yếu tố hữu hình góp phần tạo dựng hình ảnh cho bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh, giúp thu hút số lượng bệnh nhân.Thông qua cơ sở VCKT bệnh nhân có thể cảm nhận được một phần chất lượng dịch vụ

khám chữa bệnh

Cơ sở VCKT góp phần quan trọng trong việc quyết định loại dịch vụ, hình thức, giá cả và chất lượng của dịch vụ

Cơ sở VCKT được quản lý hiệu quả, tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng cũng như nhân viên của cơ sở thực hiện tốt quá trình tác nghiệp phục vụ bệnh nhân, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA BÁC SỸ TRẺ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w