Nam hiện nay
Theo “Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020” của Bộ Công Thương [3], tổng giá trị giao dịch thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD với 49,3 triệu người sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai về tốc độ phát triển thị trường bán lẻ thương mại điện tử, chỉ sau Indonesia, và chỉ số này có xu hướng tăng mạnh hơn nữa trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam giai đoạn từ năm 2016-2020
2016 2017 2018 2019 2020
Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (triệu người)
32,7 33,6 39,9 44,8 49,3
Ước tính giá trị mua sắm trực
tuyến của một người (USD) 170 186 202 225 240
Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng cả nước
3% 3,6% 4,2% 4,9% 5,5%
Tỷ lệ người dân sử dụng internet 54,2% 58,1% 60% 66% 70%
(Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020) Điều bất ngờ hơn nữa đó là theo khảo sát của Bộ Công Thương [3], có tới 74% người thực hiện giao dịch thương mại điện tử bán lẻ là thông qua sàn thương mại điện tử, trong đó hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh người mua, số lượng người bán và doanh nghiệp tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng gia tăng một cách đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với các mô hình kinh doanh truyền thống. Theo đó, trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2020 thì có 22% cho biết đang kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, tăng 5% so với năm trước và là tỷ lệ cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là hai địa phương có tỷ lệ kinh doanh qua sàn thương mại điện tử cao nhất với cùng mức 23%.
Có tham giaKhông tham gia 2020 2019 2018 2017 2016 2015 10 0 12 11 1313 17 20 22 70 60 50 40 30 78 80 83 88 89 87 87 100 90
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử từ giai đoạn 2015-2020
(Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020)
Tại Việt Nam, cuộc chiến giữa các ông lớn ngành thương mại điện tử đang ngày càng trở nên khốc liệt khi các sàn thương mại điện tử mà đứng sau là sự hậu thuẫn đến từ các tập đoàn lớn đến từ nước ngoài như Shopee (Sea Group), Lazada (Alibaba), Tiki (JD.com) … liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi lớn nhằm thu hút người dùng sử dụng nền tảng của mình. Kết quả của cuộc đua này là việc Shopee vươn lên dẫn đầu toàn ngành, trong khi đó một vài sàn thương mại điện tử trong nước như Adayroi (Vingroup), Vuivui.com (Thegioididong) hay Lingo.vn… tuyên bố đóng cửa do gánh nặng chi phí quá lớn. Nhìn chung, cạnh tranh về thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay vẫn là vấn đề quá sức với các doanh nghiệp trong nước, do đó
rất cần các chính sách hỗ trợ của nhà nước để gia tăng thế mạnh cho doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực này.
Hình 2.1: Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử theo lượt truy cập tính đến quý I/2021
(Nguồn: https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/) Tuy dành được thắng lợi trên thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, nhưng cái giá mà Sea Group – công ty mẹ của Shopee phải trả cũng vô cùng “đắt đỏ” khi doanh nghiệp này liên tục công bố các mức lỗ khủng trong các năm gần đây như 1,46 tỷ USD trong năm 2019 và 674 triệu USD cho nửa đầu năm 2020. Có thể nói, người tiêu dùng và các gian hàng trên sàn thương mại điện tử đang là những người hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Bên cạnh đó, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin sản phẩm và trung gian mua sắm, các sàn thương mại điện tử còn “thừa thắng xông lên”,
tiến hành mở rộng quy mô và cả ảnh hưởng ở các bước trung gian giao dịch như giao nhận hàng hóa và thanh toán điện tử.
Ví dụ như ở lĩnh vực logistics, cạnh tranh giao nhận hàng hóa nhanh hay chậm trên thị trường ngày càng trở nên khắc nghiệt, khi “người khổng lồ” DHL cam kết giao hàng quốc tế từ các sàn thương mại điện tử trong ngày (khi hàng hóa vừa được chuyển đến kho tại Việt Nam), Lazada mở dịch vụ hỏa tốc, Tiki với “tuyên ngôn” giao hàng trong vòng 2 giờ, Shopee “cam kết” giao hàng trong 4 giờ với dịch vụ Shopee Express. Chính vì số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử ngày càng gia tăng và yêu cầu khắt khe về thời gian cũng như chất lượng giao hàng đã khiến cho ngành dịch vụ logistics trong nước có động lực phát triển vượt bậc. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử, hiện nay, Việt Nam có hơn 50 đơn vị giao hàng nhanh quy mô lớn nhỏ. Con số này đã tăng 10 lần trong vòng 5 năm qua. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, tiếp đó là Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) với tỷ lệ là 25%. Tỷ lệ tương ứng cho EMS, Giao hàng nhanh và Giao hàng tiết kiệm lần lượt là 5%, 1% và 1%. Các đơn vị chuyển phát khác chỉ chiếm 13%. Như vậy có thể khẳng định Vietnam Post đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bán lẻ trực tuyến trên phạm vi cả nước. Năm 2019 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một số startup logistics như: Ninja Van, Ahamove, J&T Express, GrabExpress kết hợp với các sàn thương mại điện tử khiến cho việc giao hàng được thực hiện nhanh chóng và nhận được phản hồi tích cực từ người mua hàng.
Bên cạnh dịch vụ logistics, các sàn thương mại điện tử cũng đang đẩy nhanh việc hợp tác, sát nhập, mua lại các ví điện tử nhằm mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Bên cạnh những đối tác sẵn có, mỗi sàn thương mại điện tử đều phải có trong tay một đứa “con cưng” của riêng mình trong lĩnh
vực thanh toán điện tử. Lí do là bởi các chuyên gia nhận định giảm tỉ lệ số đơn hàng thanh toán bằng tiền mặt có thể giúp các trang thương mại điện tử giảm chi phí bán hàng. Ví dụ, số lượng đơn hàng mà khách huỷ, giao không thành công sẽ giảm đáng kể nếu người dùng đã thanh toán trước, kèm với đó là giảm chi phí luân chuyển dòng tiền thông qua các đơn vị người bán, người mua và đơn vị bên thứ ba. Vậy nên Shopee đã sát nhập với Airpay, một đơn vị thanh toán trực thuộc Sea Group và đổi tên thành Shopee Pay, công ty mẹ của Lazada là Alibaba thì tiến hành mua lại Emokey, Sendo ra mắt ví điện tử Senpay dành riêng cho khách hàng của mình…. Mục tiêu cuối cùng và sâu sa hơn của các sàn thương mại điện tử khi cố gắng bao phủ các bước kể trên chính là vẽ lại chân dung khách hàng của mình bao gồm thói quen mua sắm, tình hình tài chính… hay còn gọi tắt là dữ liệu người dùng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái của mình.
Tổng quan lại, dễ dàng nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các sàn thương mại điện tử và hoạt động của các sàn hiện nay cũng vô cùng năng động, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như góp phần tạo ra kinh tế cho một bộ phận doanh nghiệp, người bán và các ngành nghề liên quan. Nhược điểm duy nhất đó là chúng ta đang chịu sự chi phối quá lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài trong khi chưa có cơ chế để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển và đóng vai trò nhất định trong lĩnh vực thương mại điện tử.