Đánh giá chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI QUA CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỜI TRANG VIỆT NAM. (Trang 49)

2.4.1. Những thành tựu, ưu điểm của kênh phân phối thời trang sàn thương mại điện tử

-Trong năm 2020, kênh phân phối thời trang qua các sàn thương mại điện tử đạt con số tăng trưởng 36% về doanh thu, chiếm 12% tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam và 16% toàn ngành thời trang Việt Nam (Theo Statista [23]).

-Theo “Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020” của Bộ Công Thương [3], có đến 50% hành vi mua sắm trên thị trường bán lẻ thương mại điện tử là thuộc về lĩnh vực thời trang, trong đó 74% người được khảo sát mua hàng thông qua kênh phân phối sàn thương mại điện tử. Có thể nói, thúc đẩy kênh phân phối thời trang thông qua sàn thương mại điện tử là góp phần phát triển ngành thời trang nói riêng và nền kinh tế số hóa của Việt Nam nói chung, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

-Sàn thương mại điện tử mang đến cơ hội cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp thời trang nhỏ, doanh nghiệp mới với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Gumac chính là ví dụ điển hình

của một mô hình thành công từ kênh phân phối sàn thương mại điện tử cho đến mở hàng loạt chuỗi kinh doanh truyền thống, với hệ thống gần 70 cửa hàng trên toàn quốc.

-Cuộc đua mở rộng kênh phân phối sàn thương mại điện tử cho ngành thời trang đã kéo theo sự phát triển của rất nhiều những ngành nghề, mô hình công ty mới trong nền kinh tế hiện nay, ví dụ như dịch vụ kho vận logistics, giao hàng nhanh, tiếp thị và truyền thông thương mại điện tử, các mô hình giải pháp thương mại điện tử…

-Sự ra đời và phát triển của các sàn TMĐT đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường thời trang nói riêng và các ngành nghề kinh doanh truyền thống nói chung, khi sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng lên liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý thông qua các chương trình khuyến mãi.

-Tất cả dữ liệu, hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử đều được số hóa, là công cụ giúp cho nhà nước quản lý doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh được dễ dàng hơn, nhất là đối với một ngành nghề có nhiều cá nhân, hộ kinh doanh tự phát như lĩnh vực thời trang, góp phần giảm hao phí thời gian và nhân lực của nhà nước trong công tác quản lý, cũng như xây dựng sự công bằng và minh bạch trong hoạt động quản lý thuế.

-Bên cạnh đó, trong những bối cảnh như đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên phạm vi toàn thế giới từ năm 2019 đến nay, kênh phân phối sàn thương mại điện tử đã giúp cho nền kinh tế được duy trì, giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, mang đến cơ hội dựa trên cơ sở thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, đó là chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng thông qua kênh phân phối sàn thương mại điện tử.

2.4.2. Những hạn chế của kênh phân phối thời trang sàn thương mại điện tử và nguyên nhân

-Việc kinh doanh của doanh nghiệp thời trang phụ thuộc nhiều vào độ ổn định của sàn thương mại điện tử, do bản chất sàn thương mại điện tử được xây dựng trên hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới internet. Nếu không làm tốt khâu quản lý kỹ thuật và xử lý các tình huống phát sinh, sàn thương mại điện tử có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giao dịch của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do hiện nay các máy chủ của sàn TMĐT trong nước đều đặt ở nước ngoài, cùng với việc giới hạn tốc độ đường truyền trong nước và quốc tế, dẫn đến việc thao tác của nhà quản lý sàn TMĐT lẫn người mua bán bị ảnh hưởng một phần nào đó. Sự trì trệ của hệ thống càng thể hiện rõ hơn vào những ngày khuyến mãi lớn, khi lượng truy cập đổ về tăng đột biến.

-Việc triển khai thanh toán điện tử và phổ cập công nghệ trên quy mô toàn quốc còn nhiều hạn chế, dẫn đến chưa khai thác được tối đa tiềm năng sàn thương mại điện tử.

-Do một giao dịch trên sàn thương mại điện tử phát sinh qua nhiều khâu dịch vụ trung gian, nên doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro về trải nghiệm khách hàng nếu như bên thứ ba làm không tốt nhiệm vụ của mình. Các ví dụ điển hình như bên chuyển phát có thể làm mất mát, hư hại, chậm trễ hàng hóa… gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng. Thực tế hiện nay số lượng tranh chấp xảy ra giữa người mua, người bán, người vận chuyển là không hề ít. Do trong thời kỳ phát triển nóng các doanh nghiệp vận chuyển đã gia tăng nhân sự thông qua hình thức tuyển dụng ồ ạt và đào tạo đại trà dẫn đến chất lượng nhân viên giao nhận hàng hóa còn nhiều hạn chế, nhất là về thái độ làm việc. Bên cạnh đó do khâu quản lý còn nhiều thiếu sót dẫn đến tình trạng mất mát hàng hóa, gây phát sinh tranh chấp.

-Mức độ cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử càng ngày càng cao do đây là thị trường tiềm năng mà mọi doanh nghiệp thời trang đều muốn hướng

đến. Các doanh nghiệp thời trang có thể dễ dàng mở kênh phân phối này nhưng để đạt được thành công yêu cầu một sự đầu tư nghiêm túc về chi phí cũng như kiến thức. Các doanh nghiệp thời trang lớn như Canifa, Biti’s… đều đã xây dựng mục tiêu và đầu tư rất nhiều tiềm lực vào kênh phân phối sàn TMĐT. Ngoài ra cũng không thể kể đến các doanh nghiệp thời trang lớn được ra đời trên chính nền tảng sàn TMĐT như Coolmate, Gumac, Poloman... Do vậy mỗi doanh nghiệp thời trang trước khi tham gia cần xây dựng cho mình nền tảng về sản phẩm, nhân sự, kiến thức… để gia tăng khả năng cạnh tranh và tránh những thiệt hại không đáng có trong quá trình kinh doanh.

-Trình độ nhân sự tại các doanh nghiệp kinh doanh thời trang trên sàn thương mại điện tử còn chưa cao và chưa mang tính chuyên môn hóa. Lí do khách quan là do nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về sàn TMĐT trong xã hội còn hạn chế, đi kèm với lí do chủ quan là bản thân các doanh nghiệp thời trang còn chưa đề cao sự chuyên môn hóa trong việc vận hành kênh phân phối sàn TMĐT, thay vào đó một nhân sự (hoặc một bộ phận nhân sự) sẽ đảm nhận cùng lúc nhiều kênh phân phối khác nhau. Điều này dẫn đến giảm hiệu suất vận hành của kênh phân phối thông qua sàn TMĐT của doanh nghiệp thời trang.

-Các doanh nghiệp, thương hiệu kinh doanh thành công sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng bán phá giá. Đây là một hạn chế phát sinh từ đặc tính tự do và sự kiểm soát lỏng lẻo từ phía sàn TMĐT. Nhằm gia tăng sự đa dạng về mẫu mã hàng hóa, các sàn TMĐT đã khuyến khích mô hình người bán cá nhân (C2C) dẫn đến việc vô tình gây ra tình trạng tràn lan hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu.

-Trong thời kì thương mại điện tử, các giao dịch, thông tin khách hàng đều được mã hóa. Có thể nói dữ liệu này giờ được coi như tài sản của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay đã chứng minh để hoàn tất một giao dịch, các thông

tin của giao dịch đó đều được gửi đến nhiều bên không chỉ sàn TMĐT ví dụ như đơn vị vận chuyển, đơn vị thanh toán… điều này làm giảm khả năng bảo mật của dữ liệu. Nếu không thực hiện tốt khâu bảo mật dữ liệu, có thể dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin khách hàng nhằm khai thác cho các mục đích xấu, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và mang lại sự bất tiện cho người tiêu dùng khi tiến hành mua hàng trên sàn thương mại điện tử.

-Nhà Nước chưa có các chế độ đãi ngộ, khuyến khích với các doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi, mở rộng môi trường kinh doanh sang lĩnh vực sàn TMĐT. Bên cạnh đó, tuy đã xây dựng và phát triển các quy định về pháp luật liên quan đến hoạt động sàn TMĐT, nhưng tính bảo hộ đối với việc sở hữu trí tuệ, hình ảnh, thương hiệu còn chưa cao. Ngoài ra, với tốc độ phát triển nhanh của mô hình phân phối này, các điều lệ, quy định cần được xây dựng và bổ sung thường xuyên hơn nữa để đáp ứng được quy mô phát triển của sàn TMĐT cũng như doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 2

Tại chương hai của luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng kênh phân phối của ngành thời trang thông qua các sàn TMĐT, khảo sát và đánh giá kênh phân phối thời trang của các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm, cũng như những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thời trang cũng như các nền tảng TMĐT này. Đây là tiền đề quan trọng để tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối thông qua sàn TMĐT cho các doanh nghiệp thời trang tại chương ba.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THỜI TRANG

VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu, định hướng

Tại Việt Nam, theo như “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025” tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm ba nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó nổi bật bao gồm hai nội dung:

Một là, hoàn thiện khung pháp lý: thương mại điện tử là một lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số. Chính vì vậy khung pháp lý đang tiếp tục được hoàn thiện gắn với thực tiễn. Khung pháp lý cho thương mại điện tử hiện nay gồm: Luật Thương mại, Luật giao dịch điện tử, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và một số nghị định khác liên quan tới các lĩnh vực trong hoạt động thương mại điện tử như Nghị định 165/2018/NĐ- CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 130/2018/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử chữ ký số và chứng thực chữ ký số; Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử.…

Hai là, xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử; hoàn thiện nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử.

Những điều đó chính là tiền đề để Bộ Công Thương đặt mục tiêu phát triển cơ cấu thương mại điện tử trong nền kinh tế lên mức 15% đến 20% cho đến năm 2025. Trong khi đó, doanh thu từ kênh phân phối thời trang thông qua các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam được Statista [23] dự báo sẽ lên đến 2,2 tỷ USD vào năm 2025.

Những cơ sở lý luận, thực tiễn nêu trên về sự phát triển trong tương lai là lý do để bất kì doanh nghiệp kinh doanh thời trang nào cũng cần gấp rút xây dựng và hoàn thiện kênh phân phối thông qua sàn thương mại điện tử. Mục tiêu nhằm xây dựng một mô hình kinh doanh đa kênh bền vững, hợp thời đại, tiếp cận nhiều hơn đến với các đối tượng khách hàng.

3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện kênh phân phối trên các sànthương mại điện tử cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam

3.2.1. Giải pháp trọng tâm: Mô hình kênh phân phối sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thời trang

Hiện nay, để tiếp cận kênh phân phối sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp thời trang nên thực hiện theo 03 bước sau đây:

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh.

Doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:

-Sàn thương mại điện tử dự định tham gia có đặc điểm như thế nào? (Độ nổi bật thương hiệu trên thị trường, lượt truy cập, độ tuổi trung bình của người tiêu dùng, chất lượng các dịch vụ trung gian như thanh toán, giao nhận hàng hóa…). -Ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử đó có những đặc điểm như thế nào? (Tiến hành phân tích thị trường, khảo sát phân khúc giá, các dòng sản phẩm nổi bật, các chương trình khuyến mãi thường niên…).

-Thương hiệu thời trang của doanh nghiệp đã được đăng ký độc quyền bởi doanh nghiệp/ cá nhân khác trên sàn thương mại điện tử đó chưa? (Đối với các doanh nghiệp không phải chủ sở hữu thương hiệu, nhà sản xuất).

Bước 2: Xây dựng bộ máy vận hành cho kênh phân phối sàn thương mại điện tử

Đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào hiện có, vấn đề xây dựng bộ máy tổ chức, vận hành cũng luôn là một điều quan trọng. Bởi một bộ máy vận hành ổn định sẽ đảm bảo cho khả năng vận hành trơn tru của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian, tránh gây thất thoát, lãng phí. Sơ đồ tổ chức của mô hình kênh phân phối sàn thương mại điện tử bao gồm các bộ phận chính: vận hành gian hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng, kế toán và marketing. Để giúp cho mô hình được vận hành hiệu quả, yêu cầu các bộ phận phải phối hợp với nhau nhuần nhuyễn bởi chỉ một sự cố xảy ra tại một bộ phận có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của cả mô hình.

Quản lý chung

Bộ phận vận

hành gian hàng sóc khách hàngBộ phận chăm Bộ phận xử lýđơn hàng Bộ phận kế toán marketingBộ phận

Hình 3.1: Sơ đồ các bộ phận trong mô hình phân phối sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp thời trang.

Trong đó, bộ phận vận hành gian hàng đảm nhận nhiệm vụ tạo lập gian hàng, thiết kế giao diện gian hàng, đăng thông tin sản phẩm, quản lý dữ liệu và phân tích các chỉ số bán hàng. Các chỉ số bán hàng rất quan trọng vì đây là

cơ sở để sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng đánh giá chất lượng vận hành của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định hợp tác/mua hàng.

Hiện nay, các mô hình vận hành trên sàn thương mại điện tử hiện đại trên thế giới đều đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khiến cho năng suất lao động tăng lên đáng kể.

Hình 3.2: Ví dụ về bảng phân tích chỉ số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Nguồn: ShopeeUni Bộ phận xử lý đơn hàng là nơi tiếp nhận và đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, trước khi bàn giao cho các đơn vị chuyển phát để chuyển đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, một số sàn thương mại điện tử đã yêu cầu các doanh nghiệp kí gửi hàng hóa với một số lượng nhất định vào kho của sàn thương mại điện tử để sàn thương mại điện tử trực tiếp đóng gói và chuyển đến tay người tiêu dùng, việc này nhằm tiêu chuẩn hóa các quy chuẩn đóng gói hàng hóa. Tuy

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI QUA CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỜI TRANG VIỆT NAM. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w