thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam
3.2.1. Giải pháp trọng tâm: Mô hình kênh phân phối sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thời trang
Hiện nay, để tiếp cận kênh phân phối sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp thời trang nên thực hiện theo 03 bước sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh.
Doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:
-Sàn thương mại điện tử dự định tham gia có đặc điểm như thế nào? (Độ nổi bật thương hiệu trên thị trường, lượt truy cập, độ tuổi trung bình của người tiêu dùng, chất lượng các dịch vụ trung gian như thanh toán, giao nhận hàng hóa…).
-Ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử đó có những đặc điểm như thế nào? (Tiến hành phân tích thị trường, khảo sát phân khúc giá, các dòng sản phẩm nổi bật, các chương trình khuyến mãi thường niên…).
-Thương hiệu thời trang của doanh nghiệp đã được đăng ký độc quyền bởi doanh nghiệp/ cá nhân khác trên sàn thương mại điện tử đó chưa? (Đối với các doanh nghiệp không phải chủ sở hữu thương hiệu, nhà sản xuất).
Bước 2: Xây dựng bộ máy vận hành cho kênh phân phối sàn thương mại điện tử
Đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào hiện có, vấn đề xây dựng bộ máy tổ chức, vận hành cũng luôn là một điều quan trọng. Bởi một bộ máy vận hành ổn định sẽ đảm bảo cho khả năng vận hành trơn tru của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian, tránh gây thất thoát, lãng phí. Sơ đồ tổ chức của mô hình kênh phân phối sàn thương mại điện tử bao gồm các bộ phận chính: vận hành gian hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng, kế toán và marketing. Để giúp cho mô hình được vận hành hiệu quả, yêu cầu các bộ phận phải phối hợp với nhau nhuần nhuyễn bởi chỉ một sự cố xảy ra tại một bộ phận có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của cả mô hình.
Quản lý chung
Bộ phận vận hành
gian hàng sóc khách hàngBộ phận chăm Bộ phận xử lýđơn hàng Bộ phận kế toán marketingBộ phận
Hình 3.1: Sơ đồ các bộ phận trong mô hình phân phối sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp thời trang.
Trong đó, bộ phận vận hành gian hàng đảm nhận nhiệm vụ tạo lập gian hàng, thiết kế giao diện gian hàng, đăng thông tin sản phẩm, quản lý dữ liệu và phân tích các chỉ số bán hàng. Các chỉ số bán hàng rất quan trọng vì đây là
cơ sở để sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng đánh giá chất lượng vận hành của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định hợp tác/mua hàng.
Hiện nay, các mô hình vận hành trên sàn thương mại điện tử hiện đại trên thế giới đều đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khiến cho năng suất lao động tăng lên đáng kể.
Hình 3.2: Ví dụ về bảng phân tích chỉ số bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Nguồn: ShopeeUni
Bộ phận xử lý đơn hàng là nơi tiếp nhận và đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, trước khi bàn giao cho các đơn vị chuyển phát để chuyển đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, một số sàn thương mại điện tử đã yêu cầu các doanh nghiệp kí gửi hàng hóa với một số lượng nhất định vào kho của sàn thương mại điện tử để sàn thương mại điện tử trực tiếp đóng gói và chuyển đến tay người tiêu dùng, việc này nhằm tiêu chuẩn hóa các quy chuẩn đóng gói hàng hóa. Tuy nhiên do còn hạn chế về nhân lực, mô hình để các doanh nghiệp tự đóng gói hàng hóa vẫn là phương án được đa số doanh nghiệp sử dụng.
Bộ phận chăm sóc khách hàng là vị trí chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp và xử lý những vấn đề, khiếu nại của khách hàng. Nói một cách đơn giản, chăm sóc khách hàng là toàn bộ những công việc hướng tới mục đích làm thỏa mãn, hài lòng khách hàng khi mua hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chăm sóc khách hàng còn có vai trò cầu nối giữa người tiêu dùng và sàn thương mại điện tử trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi giao dịch.
Thông tin đặt hàng
Thông tin sản phẩm Thông tin đặt hàng Doanh
Nghiệp thươngSàn
Thông tin đặt hàng
Đơn vị
chuyển phát Hàng hóa
Hình 3.3: Mô hình xử lý đơn hàng phát sinh của doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử
Do đặc thù của kênh phân phối thông qua sàn thương mại điện tử là dòng tiền phức tạp, nhất là với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thế nên vai trò của kế toán là rất quan trọng. Bộ phận kế toán có kiểm vụ kiểm soát thu chi, cân đối dòng vốn, kiểm soát các phần chi phí chênh lệch, phát sinh, thất thoát… trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Bộ phận marketing có nhiệm vụ xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp; nắm bắt các công cụ marketing của sàn thương mại điện tử để từ đó điều hành việc triển khai chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing.
Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà các bộ phận trên có thể thu gọn lại, hoặc mở rộng ra nhằm đáp ứng chuyên môn ở mức cao hơn, phụ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp.
Bước 3: Lập kế hoạch marketing
Do đang trong giai đoạn phát triển cạnh tranh để thu hút người dùng, các sàn thương mại điện tử liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi, ngày lễ mua sắm lớn quanh năm. Hình thức khuyến mãi thường được áp dụng như tặng mã giảm giá, giao hàng miễn phí, bán hàng flash sale (Giảm giá chớp nhoáng), giveaway (Tặng quà miễn phí), giảm giá với đơn hàng nhất định, khuyến mãi đặc biệt cho thẻ thành viên… Những chương trình khuyến mãi này sẽ được luân phiên áp dụng theo từng giai đoạn nhất định phù hợp với chiến lược riêng của sàn thương mại điện tử.
Hình 3.4: Banner ngày hội mua sắm 11-11 của Lazada.
Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch marketing bám sát theo kế hoạch của sàn thương mại điện tử nhằm tăng lượng truy cập vào gian hàng, tăng độ phủ sóng thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng của mỗi lần truy cập….
Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thời trang có tiềm lực tổ chức riêng những ngày hội thương hiệu của riêng mình (gọi là brand-day) nhằm kích cầu mua sắm. Ví dụ như ngày hội Biti’s kết hợp cùng Canifa tổ chức chương trình mua sắm “Tự hào Việt Nam” nhằm cổ động cho những y bác sĩ đã ngăn chặn thành công dịch bệnh Covid- 19 vào năm 2020 trên các sàn thương mại điện tử. Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn đơn đặt hàng chỉ sau vài tiếng mở bán, được đánh giá là một trong những sự kết hợp thành công nhất của các thương hiệu Việt trên sàn thương mại điện tử.
Thông qua các chương trình khuyến mãi trên sàn thương mại điện tử, Biti’s đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của thị trường và đặc biệt là người tiêu dùng trẻ tuổi quan tâm đến các sản phẩm của hãng.
Hình 3.5: Chương trình kết hợp mang tên “Tự hào Việt Nam” giữa Canifa và Biti’s trên sàn thương mại điện tử trong năm 2020.
Ngoài ra, sàn thương mại điện tử còn cung cấp rất nhiều công cụ marketing cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng. Các công cụ này đa số dễ tiếp cận, dễ sử dụng kể cả với những nhà bán hàng cá nhân mới, tuy nhiên ở quy mô doanh
nghiệp, để có thể mang lại hiệu quả một cách cao nhất, yêu cầu trình độ và sự nghiên cứu nghiêm túc, lập kế hoạch chi tiết của đội ngũ nhân sự marketing.
Ví dụ đơn giản, với tính năng nhắn tin quảng bá, sàn thương mại điện tử sẽ thay doanh nghiệp gửi tin nhắn chăm sóc đến tất cả khách hàng đã từng mua hàng hoặc có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thông qua các hành vi mua sắm trước đó. Nếu sử dụng tính năng này hợp lý vào các đợt khuyến mãi, hay chương trình lớn sẽ tạo hiệu ứng kích cầu mua sắm và đưa thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên nếu không khéo léo trong việc sắp xếp mật độ tin nhắn có thể dẫn tới sự phiền phức cho khách hàng, gây mất thiện cảm đối với gian hàng và thương hiệu.
Không chỉ marketing trong nội sàn, doanh nghiệp còn cần chú ý kết hợp marketing ngoại sàn thông qua các mạng xã hội hoặc trang tìm kiếm lớn như Facebook, Google…
3.2.2. Nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về kênh phân phối sàn thương mại điện tử
Vận hành kênh phân phối thông qua sàn thương mại điện tử để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp thời trang là công việc đòi hỏi nhận thức, kỹ năng về công nghệ và khá mới mẻ tại Việt Nam. Do vậy, cần kịp thời nhanh chóng nâng cao nhận thức của các chủ doanh nghiệp thời trang nói chung, đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp thời trang nói riêng về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng mô hình phân phối này đối với hoạt động kinh doanh. Nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về kênh phân phối sàn thương mại điện tử nên tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
Các doanh nghiệp thời trang cần tích cực tiếp cận để hiểu rõ hơn vai trò, lợi ích, tính tất yếu của mô hình phân phối thông qua sàn thương mại điện tử. Vai trò và lợi ích của mô hình phân phối này đã được khẳng định qua thực tiễn hoạt động kinh doanh của các sàn thương mại điện tử và một vài doanh nghiệp thời trang ở phạm vi trong nước cũng như quốc tế. Để hiểu rõ vấn đề này, các doanh nghiệp thời trang Việt Nam cần chủ động trong việc tiếp cận và tìm hiểu thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp đã ứng dụng các mô hình phân phối này, trước hết là các doanh nghiệp trong nước điển hình như Gumac, Canifa, Biti’s, Yody,... thông qua việc liên hệ trực tiếp hoặc qua các tổ chức xúc tiến và các trung gian thương mại.
Các doanh nghiệp nên chủ động tham gia các tổ chức trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam như Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), bởi đó là nơi tập hợp các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đang trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Các tổ chức nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về sàn thương mại điện tử. Thông qua các tổ chức này doanh nghiệp dễ dàng học tập, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác về việc ứng dụng và triển khai kênh phân phối sàn thương mại điện tử, đồng thời có điều kiện cập
nhật thường xuyên các kiến thức và công nghệ mới chọn lọc và lựa chọn ứng dụng phù hợp vào doanh nghiệp mình.
Để giúp nâng cao nhận thức cho nhân viên trong các doanh nghiệp thời trang về sàn thương mại điện tử, chủ các doanh nghiệp nên thường xuyên tham gia và cử người lao động tham gia các hội thảo và các khoá đào tạo chuyên sâu do các tổ chức và chính các sàn thương mại điện tử thực hiện, từ đó tạo sự thay đổi về tư duy, coi việc ứng dụng mô hình sàn thương mại điện tử là một công việc quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế, đóng vai trò quyết định sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Doanh nghiệp phải nhận thức được những lợi ích, cơ hội mà sàn thương mại điện tử mang lại cho mình, coi nó như là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, chú trọng đầu tư phát triển để từ đó mở đường cho các doanh nghiệp đi sau. Bởi đây chính là xu thế phát triển trong tương lai. Các chủ doanh nghiệp thời trang cần mạnh dạn nhập cuộc chơi sớm để tạo tên tuổi của mình trên thị trường thế giới, phát huy thế mạnh của bản thân, bởi lẽ nền kinh tế thời trang Việt Nam những năm gần đây đã đủ nội lực nhưng vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
3.2.3. Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực gắn liền với hoạt động sàn thương mại điện tử
Nguồn nhân lực phục vụ cho việc kinh doanh sàn thương mại điện tử ở nước ta hiện nay thực sự đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, bởi đa số các ứng viên trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu.
Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) [6], năm 2019 tỷ lệ doanh nghiệp lớn có lao động chuyên trách về thương mại điện tử chỉ chiếm 41% trong số các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát, trong khi tỷ lệ này tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn thấp hơn, chỉ xấp xỉ 26%. Do đó yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp thời trang là xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ kênh phân phối thông qua sàn thương mại
điện tử để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các chế độ đãi ngộ hợp lý để tuyển dụng nguồn lao động liên quan đến sàn thương mại điện tử có sẵn trên thị trường, doanh nghiệp cần linh hoạt và tính đến phương án lâu dài hơn đó là đào tạo nguồn nhân lực trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Việt Nam có khoảng 110 trường đại học đã có khoa thương mại điện tử, doanh nghiệp thời trang cần tăng cường hợp tác với các trường đại học này nhằm trực tiếp đào tạo chuyên môn và tuyển dụng các ứng viên tiềm năng vào doanh nghiệp của mình sau khi các sinh viên này tốt nghiệp đại học. Kết nối sâu rộng giữa doanh nghiệp thời trang và nhà trường chính là một trong những điểm mấu chốt để phát triển đội ngũ nhân lực có tính “thực tế” và được “đo ni đóng giày” cho chính mô hình của doanh nghiệp.
Vận hành một kênh phân phối qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp thời trang không chỉ yêu cầu các kỹ năng về thương mại, một bộ phận người lao động còn cần phải có cái kiến thức về công nghệ thông tin, pháp luật, thiết kế đồ họa, truyền thông và tiếp thị marketing… Do vậy bên cạnh các trường đại học chính quy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ bên trong doanh nghiệp dựa trên các chuyên gia tư vấn trong từng lĩnh vực này. Nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là “cái nôi” của các sàn thương mại điện tử. Dẫn đầu về công nghệ còn đem đến cho doanh nghiệp khả năng ứng dụng các thành tựu mới, các phần mềm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vậy nên, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý trong vấn đề hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực của mình.
3.2.4. Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tất cả các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp thời trang.
Theo sách trắng về thương mại điện tử năm 2020 do bộ Công Thương thực hiện cho biết, việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử đang ngày càng
phát triển, tuy nhiên con số thống kê lại cho thấy một bộ phận người tiêu dùng không hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua, với lí do hàng giả, hàng nhái.
Hơn nữa, các con số thống kê từ bộ Công Thương cho biết trong năm 2020, qua việc rà soát các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ gần 223,6 nghìn gian hàng và hơn hơn 1 triệu sản phẩm hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ