Lợi ích của nguồn điện phân tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối (Trang 28 - 29)

Nguồn điện phân tán đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống điện. Nguồn điện phân tán nói chung và nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo nói riêng đang đem lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, đặc biệt đối với thị trường điện tự do, lợi ích về môi trường, cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Những lợi ích này không chỉ có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại mà cho cả tương lai lâu dài.

Do đó đầu tư phát triển vào lĩnh vực nguồn phân tán đang trở thành một xu thế trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của xu thế này là do:

Nguồn điện phân tán sẽ có đóng góp ngày càng quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đặc biệt đối với những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào năng lượng nhập khẩu. Đa số nguồn điện phân tán đều sử dụng năng lượng sơ cấp tại chỗ nên không bị phụ thuộc vào năng lượng sơ cấp nhập khẩu. Trong khi đó, tình hình thế giới hiện tại và tương lai có nhiều biến động về kinh tế, chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến đến nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp truyền thống như than đá, dầu, khí trên thị trường thế giới. Giá các loại nhiên liệu hóa thạch có xu hướng tăng cao khó lường dẫn tới chi phí sản xuất điện năng tăng cao...

Giãn tiến độ đầu tư của nền kinh tế vào hệ thống truyền tải, phân phối điện cũng như giảm gánh nặng cho đầu tư vào hệ thống nguồn điện. Ngoài ra, do công suất nhỏ, cho nên các nguồn phân tán có thời gian xây dựng ngắn, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nguồn điện mới so với các nhà máy điện công suất lớn.

khiển và tự động hóa, làm cho việc vận hành và điều khiển các nguồn phân tán trở nên linh hoạt và tin cậy. Nguồn điện phân tán có thể đóng vai trò là nguồn dự phòng hoặc phủ đỉnh để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cũng như nâng cao chất lượng điện năng của cả khách hàng và đơn vị phân phối điện.

Nguồn điện phân tán sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, tuabin gió… là những công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, khí CO, NOx, SOxra môi trường. Từ đó góp phần quan trọng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mỗi quốc gia về môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hơn nữa, nguồn phân tán còn khuyến khích cạnh tranh trong thị trường phát điện do thời gian thu hồi vốn nhanh (so với các dự án về truyền tải và các nhà máy phát điện công suất lớn) và cung cấp điện trực tiếp tới các hộ phụ tải và đơn vị phân phối điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)