Thông tư 32/2010/TT BCT về quy định hệ thống điện phân phối đ- ã bao quát toàn bộ hoạt động điện lực trong lưới phân phối từ lưới điện 110kV đến lưới điện hạ thế. Tuy nhiên, thông tư này chủ yếu tập trung vào hoạt động giữa đơn vị phân phối điện và khách hàng mua điện trên lưới điện phân phối. Những yêu cầu kĩ thuật khi đấu nối nguồn điện vào lưới điện phân phối trong thông tư 32/2010/TT BCT là hợp - lí đối với nguồn điện đấu nối vào cấp điện áp 110kV của lưới phân phối. Trong khi nguồn điện phân tán hoạt động trên lưới điện phân phối trung áp có nhiều đặc thù riêng mà những yêu cầu kĩ thuật được quy định trong thông tư này chưa thật sự phù hợp. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nguồn điện phân tán, loại bỏ những rào cản kĩ thuật hiện có để nguồn điện phân tán có thể phát huy hết được những ưu thế trong hệ thống điện, đề xuất sớm xây dựng những quy định riêng về đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối trung và hạ áp.
Những quy định này sẽ bổ sung và cùng với thông tư 32/2010/TT-BCT hướng dẫn đơn vị phân phối điện quản lí, điều độ và vận hành lưới điện địa phương được tốt hơn, đồng thời sẽ tạo thuận lợi cho chủ đầu tư các dự án nguồn điện phân phối trong quá trình triển khai thực hiện dự án khi công khai, minh bạch những yêu cầu, qui định cụ thể. Khánh hàng sử dụng điện cũng sẽ được cung cấp điện với độ tin cậy cao hơn, chất lượng điện năng tốt hơn. Một số nội dung chính đề xuất về yêu
cầu kĩ thuật đối với nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện trung áp được trình bày dưới đây:
a. Yêu cầu về điện áp
Một số nguồn điện phân tán đấu nối vào lưới điện trung áp như tua-bin gió hay thủy điện nhỏ do những đặc tính kĩ thuật nên rất khó để duy trì dải điện áp trong chế độ làm việc bình thường trên lưới điện là +10% và 5% như quy định hiện nay - trong thông tư 32/2010/TT BCT. Điện áp trên lưới có thể vượt quá giá trị giới hạn - trên trong chế độ phụ tải cực tiểu và huy động nguồn thủy điện nhỏ phát cao. Điện áp trên lưới điện có thể xuống dưới giá trị giới hạn dưới nếu khởi động máy phát không đồng bộ của tua bin gió trong chế độ phụ tải cực đại. Vì vậy, đề xuất xem xét - áp dụng dải điện áp trong chế độ làm việc bình thường đối với nguồn điện đấu nối vào lưới điện phân phối trung áp là +5% và -10%.
b. Tiêu chuẩn về tần số
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất máy phát điện với đặc tính có thể duy trì phát công suất liên tục trong một dải tần số khá rộng. Do đó xem xét yêu cầu những nguồn điện phân tán xây mới đấu nối vào lưới điện trung áp có dải tần số làm việc trong chế độ bình thường (phát công suất liên tục không được giảm phát) là từ 47,5 đến 51,5Hz. Việc mở rộng dải tần số chế độ làm việc bình thường sẽ làm tăng độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện phân phối.
c. Yêu cầu về hệ thống bảo vệ
Nguồn điện phân tán ngoài những trang bị bảo vệ cho máy phát cần phải trang bị hệ thống bảo vệ tại vị trí đấu nối nhà máy điện vào lưới trung áp nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện. Tùy theo quy mô công suất, vị trí nhà máy trong hệ thống điện, đặc tính nối đất của lưới điện...hệ thống bảo vệ của máy phát và nhà máy cần có: máy cắt đầu cực máy phát, máy cắt giữa nhà máy và lưới điện, thiết bị tự động kiểm tra đồng bộ, thiết bị tự động điều chỉnh điện áp, rơ le điện áp thấp, rơ- - le bảo vệ quá áp, rơ le quá điện áp điểm trung tính, rơ le tần số thấp, rơ le tần số - - - cao, rơ le quá dòng và quá dòng theo thời gian, rơ le bảo vệ quá dòng trung tính, - thiết bị liên động.
d. Yêu cầu về hệ thống thông tin liên lạc
Thực tế cho thấy có khá nhiều nguồn điện phân tán đặc biệt là thủy điện nhỏ có công suất từ 2 10MW đấu nối vào lưới điện trung áp. Để đảm bảo sự phối hợp - trong vận hành giữa nhiều nguồn điện trong cùng khu vực, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đề xuất nguồn điện phân tán xây mới có công suất từ 5MW trở lên phải có kết nối hệ thống thông tin và SCADA với đơn vị điều độ được phân cấp vận hành lưới điện.
e. Yêu cầu về lập phương án đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp
Trong đề án lập phương án đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp trình đơn vị phân phối điện phải có những tính toán và đánh giá tác động về thay đổi dòng ngắn mạch trên lưới điện khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối. Trong hồ sơ trình phương án đấu nối nguồn điện phân tán mới vào lưới điện phân phối gửi đơn vị phân phối điện cần phải thực hiện tính toán chi tiết, so sánh xem xét cụ thể về ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với trào lưu công suất, điện áp trên lưới trong các chế độ làm việc khác nhau, dòng ngắn mạch trên lưới điện và hệ thống bảo vệ lưới điện. Các tài liệu này là cơ sở để đơn vị phân phối điện đánh giá, quyết định và đưa ra giải pháp cụ thể để cùng chủ đầu tư nguồn điện thực hiện theo trách nhiệm được quy định.