Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Output file (Trang 79 - 86)

Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhìn chung các doanh nghiệp cũng tích cực thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. người lao động làm việc trong khu vực này cũng được hưởng tương đối đầy đủ các quyền và lợi ích liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Khối các doanh nghiệp, Tổng công ty, công ty Nhà nước là nhóm thực hiện tương đối tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel v.v. Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bên cạnh một số doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Công ty TNHH Ford Việt Nam (do Mỹ đầu tư) quy định làm việc từ không quá 44 giờ/ tuần kể cả khối hành chính văn phòng và khối nhà máy sản xuất, Mạng thông tin di động Vietnamobile (do đối tác Hutchison đầu tư) quy định thời giờ làm việc là 44 giờ/ tuần v.v, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các hànhvi vi phạm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như việc kéo dài ca làm việc, giảm giờ nghỉ giữa ca, tăng số giờ làm thêm v.v. là các hành vi vi phạm thường thấy trong các doanh nghiệp đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo strong các túc các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các hà doanh nghio , trong đó sstrong các túc các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các hà hvi vi phạm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như việc kéo dài ca ngưro lao đg đó sstrong các túc các quy định của BLLĐ về thngày với cường độ rất lớn gây ảnh hưởng đến

sức khỏe ngưo lao đg đó sstrong cngưo sưo đg đó sstrong các túc các quy định của BLLĐ về thngày với cường độ rất lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe ạm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như việc i đi cấp cứu tại các trung tâm y tế. Tình trạng làm thêm giờ liên tục, số giờ làm thêm quá 200 giờ/năm phổ biến ở các doanh nghi s sanh nghi sstrong các túc các quy định của BLLĐ về thngày với cườndoanh nghi s làm hàng gia công dác túc các quy định của BLLhủy sản. Hiện tình trạng nợ đọng, không đóng, hoặc trốn bảo hiểm xã hội đang diễn ra khá phổ biến [25].

Việc vi phạm giờ làm việc tiêu chuẩn

Việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ ngày là tình trạng diễn ra phổ biến. Theo thống kê mới nhất gần đây đối với các công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất và khu công nghiệp, có 81,81% người lao động trong khu vực doanh nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27,3% phải làm thêm quá 200 giờ/năm; 22,73% cho biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường [32].

Có thể lấy Một số ví dụ về tình trạng vi phạm này như công nhân Công ty Chế tạo VMMP (Khu Chế Xuất Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh) phản ánh, công ty là doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí chế tạo khuôn mẫu, công việc rất nặng nhọc, độc hại, nhưng thay vì được giảm giờ làm việc ít hơn giờ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật thì họ phải làm việc đến 9 giờ mỗi ca [29].Tại một Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phân bón ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, 6 năm qua, từ khi công ty hoạt động đến nay, công nhân phải làm việc thường xuyên từ 9 đến 10 giờ mỗi ngày. Anh Nguyễn Thành Nam, công nhân kho lạnh Công ty Chế biến Thủy sản Việt Phú (huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), cho biết công ty quy định mỗi ca làm việc kéo dài liên tục 12 giờ. Ðặc biệt tại một xí nghiệp thủy tinh ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, công nhân làm công việc thổi thủy tinh bằng miệng vẫn phải làm việc 9 giờ trong môi trường nóng bức, độc hại, không có bảo hộ lao động.Ở Long An, Công ty May Tiền Vệ [56] đã từng huy động công nhân làm việc 10 giờ trong ngày trong suốt 26 ngày của một tháng mà không được hưởng thêm bất kỳ chế độ nào khác.Công ty Ðại Quang (quận 6, thành phố Hồ Chí Minh) lại quy định làm việc 9 giờ mỗi ngày nhưng công nhân phải đến

trước giờ làm việc 15 phút để vệ sinh máy móc, hết giờ làm việc cũng phải ở lại thêm 15 phút để dọn dẹp nhà xưởng mới được về.

Bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca

Theo quy định của BLLĐ thì người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 7, 6 giờ đối với trường hợp đặc biệt sẽ được bố trí nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút hoặc 45 phút trong trường hợp làm vào ban đêm. Thời gian nghỉ chuyển từ ca này sang ca khác là ít nhất 12 giờ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt xén, có nơi còn không được nghỉ giữa ca. Anh Hoàng Ðắc Song, công nhân một công ty sản xuất thiết bị viễn thông tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết công ty bố trí làm việc theo 2 ca: ca một từ 5 giờ đến 14 giờ, ca hai từ 14 giờ đến 23 giờ (mỗi ca được nghỉ 1 giờ để ăn cơm). Nghĩa là, công ty buộc công nhân phải đảm bảo thời gian làm việc ròng đúng 8 giờ [29].

Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy một ví dụ điển hình trong ngành sản xuất công nghiệp ô tô Việt Nam, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (trụ sở chính tại Vĩnh Phúc), thời giờ làm việc được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca ngườilao động chỉ được nghỉ giữa ca 20 phút. Như vậy, công ty đã ăn bớt của ngườilao động mất 10 phút nghỉ giữa ca đối với ca ngày và 25 phút đối với ca đêm.

Trường hợp chị Trần Thị Nhài, nhân viên y tế tại Công ty May Gia Ðịnh (quận Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh), lại bị ăn gian cách khác: Chị làm việc trên 5 tháng, với mức lương 1.000.000 đồng/tháng nhưng công ty không ký hợp đồng và còn buộc chị phải làm việc mỗi ngày từ 7 giờ 30 đến 18 giờ (có khi phải làm cả ngày chủ nhật) nhưng không được trả tiền phụ trội. Khi chúng tôi đặt vấn đề này với công ty thì được trả lời: Chị Nhài đang trong thời gian thử việc nên công ty quy định giờ làm việc như vậy [30].

Tăng số giờ làm thêm quá mứcquy định

Để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động, nhiều ngườisử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ. Theo một

khảo sát mới đây của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các doanh nghiệp đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi. Cụ thể, các doanh nghiệp đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối với lao động nữ tại doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày, thời gian làm thêm từ 2 giờ đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định. Trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày; 18,8% phải làm 3 giờ/ngày và 7,5% phải làm thêm từ 4 giờ đến 5 giờ/ngày [54]. Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, công nhân làm việc tại Công ty TNHH May Minh Phương (Phúc Thọ, Hà Nội), chị phải làm việc 8 giờ/ ngày và thời giờ làm thêm lên đến 4 giờ/ ngày, trong một số trường hợp, để đảm bảo thời hạn đơn đặt hàng, công ty yêu cầu chị làm việc đến 6 giờ/ngày. Rất may là dù phải làm quá sức nhưng chị vẫn được công ty thanh toán đầy đủ chế độ đối với tiền làm thêm. Trường hợp của chị Mai Thị Thúy, công nhân tại Công ty Giầy Hà Tây (HATASHO) tại xã Sơn Đồng, Hoài Đức thì không được may mắn như trên. Ngoài thời giờ làm việc thông thường, chị phải làm thêm vào hầu hết các ngày trong tháng. Một tháng trung bình chị phải làm thêm từ 3 đến 4 giờ mà số tiền làm thêm có tháng chị được nhận, có tháng chị không được nhận [29].

Phớt lờ các quyền lợi của lao động nữ

Thực trạng vi phạm pháp luật đối với lao động nữ đang rất nghiêm trọng, nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản vì doanh nghiệp trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ không được nghỉ 60 phút mỗi ngày đối với trường hợp nuôi con dưới 12 tháng tuổi, không được chuyển công việc khác nhẹ nhàng hơn khi mang thai trên 7 tháng tuổi [34].Tại Công ty May Tiên Tiến (trụ sở tại Hưng Yên), công ty có khoảng gần 100 công nhân toàn là nữ. Tuy nhiên, công ty không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho bất kỳ công nhân nào, vì thế các chị em trong thời gian thai sản đương nhiên sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các công nhân có thai trên 7 tháng vẫn không được nghỉ sớm 1 tiếng và các công nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cũng không được nghỉ 1 tiếng mỗi ngày theo quy định.

Lao động chưa thành viên và lao động trẻ em là đối tượng lao động đặc biệt cần phải được bảo vệ của pháp luật lao động. Trên thực tế, bất chấp các quy định của pháp luật về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho người chưa thành niên, một số doanh nghiệp vẫn có tình lạm dụng các lao động này. Các hành vi lạm dụng chủ yếu là việc bắt các em làm việc quá mức thời gian cho phép, bắt làm thêm, làm đêm hoặc làm các công việc nặng nhọc như làm trong các công trường xây dựng, tại nông trại sản xuất v.v.

Theo báo Dân Trí, ngày 01/07/2011, UBND huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam) cho biết đã bàn giao 15 thanh niên người dân tộc thiểu số (nhiều em mới 14, 15 tuổi) cho xã A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị làm dụng sức lao động. Theo lời của các em, các em được một người đàn ông đến địa phương rủ đi làm tại một vùng núi ở huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) với lời hứa sẽ trả tiền công hậu hĩnh, từ tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, cho đến nay các em vẫn chưa nhận được một đồng tiền công nào, trong khi bị chủ bắt làm việc suốt ngày, thức ăn chỉ cơm với muối, đau ốm, chữa bệnh không được nghỉ, xin về thì bị dọa báo công an bắt [62].Trường hợp của 2 em Vi Văn Hùng, Hoàng Văn Kiên (ở Lục Ngạn, Bắc Giang) làm việc tại cơ sở may khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 năm được trả 10 triệu đồng, mỗi ngày các em làm cật lực từ 15 – 16 giờ, tính ra các em chỉ được trả 400 nghìn đồng/tháng, một ngày làm được hơn 10 nghìn đồng, nếu chi li hơn nữa thì mỗi giờ các em chỉ được 1000 đồng. Một số tiền quá rẻ mạt cho công sức của các em bỏ ra [26].Mới đây, ngày 30/9/2011, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45B) và Công an thành phố Hồ Chí Minh đã giải cứu 23 lao động nhí cực khổ tại xưởng may ở Hồ Chí Minh. Theo lời khai của hai em Q.V.K (sinh năm 1993) và Q.V.T (sinh năm 1992) cho thấy, các em phải làm việc rất cơ cực tại xưởng may. Trong suốt sáu tháng, hằng ngày các em phải thức dậy từ 6 giờ sáng và làm việc liên tục đến 23 giờ đêm, nhưng không được ăn no. Trừ thời gian nghỉ ăn cơm, trung bình mỗi ngày các em phải làm việc 14 tiếng đồng hồ. Thậm chí, nếu lỡ tay làm hỏng hàng, các em còn bị chủ dùng cây thước may đánh [55].

Có thể nói, đa số các vụ vi phạm đều xuất phát từ ý thức của người sử dụng lao động xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, đa số các

vụ vi phạm đều dẫn đến các cuộc đình công của người lao động. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 1995, khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, đến hết tháng 4 – 2009, cả nước đã có 2.697 cuộc đình công. Trong đó, có 89 cuộc ở doanh nghiệp nhà nước, 1.983 cuộc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 625 cuộc ở doanh nghiệp ngoài nhà nước [21]. Đáng chú ý hơn, theo báo ngườilao động đăng ngày 12/7/2011 cho biết, dựa theo thống kê của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tính đến hết ngày 30/6/2011, cả nước đã xảy ra 440 cuộc ngừng việc tập thể tại 23 tỉnh, thành, nhiều gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2010. Tại Hà Nội Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2011 toàn thành phố xảy ra 33 vụ đình công với khoảng 15.000 công nhân tham gia, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ [63]. Còn tại Bắc Ninh có 14 cuộc đình công. Hiện chưa có con số thống kê tổng số vụ đình công trên cả nước, nhưng được cảnh báo là đang gia tăng mạnh, so với những năm trước. Nội dung chủ yếu là đòi quyền lợi: tăng lương, giảm giờ làm, tăng trợ cấp và độc hại môi trường. Các cuộc đình công, lãn công chủ yếu xảy ra tại các khu công nghiệp và tiếp tục có những diễn biễn phức tạp. Đình công thường xảy ra ở những địa phương có nhiều doanh nghiệp và các khu công nghiệp tập trung đặc biệt một số vụ đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao. Theo Công an Hà Nội, các cuộc đình công, lãn công đều bất hợp pháp và mang tính tự phát không thông qua tổ chức công đoàn. Trong đó, có 2 vụ kéo dài tới 12 ngày tại Công ty TNHH Yamaha Motor và Công ty TNHH Kishiro [63]. Đáng chú ý, một số cuộc đình công đã để lại hậu quả xấu, gây chết người. Điển hình, khoảng 7h30 phút sáng ngày 23/6/2011, trong khi hàng trăm công nhân Công ty Giai Đức thuộc khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội) đang đình công thì một bảo vệ của công ty đã cố tình lao xe tải vào đám công nhân tụ tập trước cổng công ty, làm chết và bị thương 7 người [36].

Một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng vu phạm các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đó là các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc nếu có thì cũng rất mờ nhạt nên quyền lợi của người lao động không được bảo vệ một cách thỏa đáng, tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Theo số liệu thống kê mới nhất thì chỉ có 30% cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở trên tổng số các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Tuy nhiên, trong tổng số các doanh nghiệp có công đoàn thì chỉ có 20% công đoàn hoạt động hiệu quả [22].

Với sự mờ nhạt của tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp như nêu trên thì sự vi phạm các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp là điều tất yếu sẽ xảy ra và đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đình công của người lao động. Tuy nhiên, các cuộc đình công chỉ có kết quả và được coi là hợp pháp khi có sự tham gia của công đoàn cơ sở. Nhưng thực tế, các cuộc đình công được tổ chức thông qua tổ chức công đoàn rất thấp. Như vậy, quyền lợi của người lao động hầu như không được bảo vệ ngay cả khi họ tiến hành các cuộc đình công.

CHƢƠNG 3.HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI

Một phần của tài liệu Output file (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)