thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như quy định của Indonesia về làm việc không quá 7 giờ/ ngày và không quá 40 giờ/ tuần; quy định của Liên Bang Nga về thời giờ làm thêm, thời giờ làm thêm không quá 4 giờ cho mỗi hai ngày và không quá 120 giờ/ năm và chỉ được huy động người lao động làm thêm khi xảy ra những trường hợp nhất định được luật định và phải được sự đồng ý của người lao động; quy định của Liên Bang Nga về thời giờ nghỉ hàng tuần là 02 ngày; quy định của trung Quốc, Indonesia về thời gian nghỉ hàng tuần là một ngày rưỡi v.v. Qua đó, đưa ra các đề xuất để sửa đổi các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hiện hành theo hướng ngày càng tiến bộ, ngày càng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi việc, thời giờ nghỉ ngơi
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi việc, thời giờ nghỉ ngơi ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, một số quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.
Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Theo
đó, người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Trong trường hợp một người lao động ký kết và thực hiện từ hai hợp đồng lao động trong một thời điểm với một hoặc nhiều người sử dụng lao động thì tổng thời giờ làm việc của người lao động đó cũng không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường.
Sở dĩ nên quy định như trên là vì theo quy định BLLĐ hiện hành, người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành cũng cho phép