3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
- Khó khăn
- Giải pháp ứng dụng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa các kết quả thống kê, nghiên cứu đã được niệm thu
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, đời sống, tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Tiên Hội
- Thu thập dữ liệu, tài liệu có liên quan phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Tiên Hội như:
+ Bản đồ địa chính dạng giấy + Bản đồ địa chính dạng số
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã và huyện
+ Các tài liệu hồ sơ giao đất, cho thuê, thu hồi đất, đăng ký biến động được lập khi hoàn thành cấp GCN, lập hồ sơ địa chính
+ Bản lưu sổ đăng ký biến động, sổ cấp giấp, sổ địa chính, sổ mục kê và bản lưu giấy chứng nhận.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luận hiện hành, tài liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Nơi điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Từ, UBND xã Tiên Hội, Phòng tài nguyên huyện Đại Từ, chủ sử dụng đất xã Tiên Hội.
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Dựa trên các tài liệu đã có như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…tiến hành điều tra, phân tích các cơ sở dữ liệu địa chính (liên quan đến cung cấp thông tin địa chính) và điều tra hiện trạng sử dụng đất xem có thay đổi gì không, nếu có cần phải đo đạc lại và vẽ lại bản đồ cho đúng hiện trạng.
- Điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa biến động trực tiếp lên bản đồ giấy.
- Sử dụng phần mềm Vilis để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính.
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng phầm mềm Microstation V8i, Gcadas, Vilis 2.0 và các phần mềm khác được sử dụng trong công tác đo đạc, chỉnh lý, và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tham khảo các thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữ liệu hiện nay.
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những người am hiểu trong lĩnh vực chỉnh lý bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và các phần mềm chuyên ngành khác có liên quan đến nội dung công việc. Đặc biệt là ý kiến của các nhân viên trong công ty trực tiếp tham gia công tác chỉnh lý và xây dựng cơ sở dữ liệu tại xã Tiên Hội.
3.4.5. Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học
- Dùng các chức năng của phần mềm Vilis để nhập dữ liệu.
- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (excel, word) để xây dựng các bảng biểu và thông tin dữ liệu.
- Sử dụng Vilis 2.0 để chuyển đổi dữ liệu không gian sang dữ liệu thuộc tính phục vụ quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu.
- Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để biên tập, chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính. Các phầm mềm ứng dụng: Microstation, Famis...
- Sử dụng phần mềm Gcadas để tra cứu thông tin chủ sử dụng và các giấy tờ liên quan.
- Sử dụng phần mềm CamScaner trên điện thoại thông minh để chụp và lưu trữ các thông tin sổ sách.
3.4.6. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa tài liệu về hiện trạng sử dụng đất xã Tiên Hội trước năm 2020. - Kế thừa số liệu về đăng kí, cấp GCN, chuyển quyền sử dụng đất.
- Kế thừa số liệu thứ cấp đã thu thập phục vụ công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng CSDL địa chính xã Tiên Hội.
3.4.7. Phương pháp tổng hợp, so sánh và viết báo cáo
- Tổng hợp các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện của công tác cấp GCN, thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính của địa phương được thống kê và tổng hợp thông tin thành các bảng.
- CSDL địa chính đã hoàn thiện đưa ra những đánh giá về kết quả, chất lượng sản phẩm và ứng dụng vào việc quản lý đất đai tại xã Tiên Hội.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tiên Hội nằm ở gần khu vực trung tâm huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Xã có 13 xóm, dân số khoảng 1971 hộ, với 7385 nhân khẩu với tổng diện tích đất tự nhiên là 1093,43 ha.
Phía Bắc giáp xã Bản Ngoại và xã Tân Linh Phía Nam giáp xã Khôi Kỳ
Phía Đông giáp thị trấn Hùng Sơn
Phía Tây giáp xã La Bằng và Hoàng Nông
Xã Tiên Hội có tuyến đường quốc lộ 37 và đường sắt Quan Triều – Núi Hồng chạy qua địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa.
4.1.1.2. Địa hình
- Đặc điểm địa hình của xã Tiên Hội đa phần là đồi núi. Trên địa bàn xã có Suối Mang, Suối Luôn, Suối Long và Sông Công chảy qua địa bàn xã với tổng chiều dài khoảng 11,7km.
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Xã Tiên Hội có khí hậu nóng ẩm và có mưa nhiều. Chia thành mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 3 đến giữa tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt động trung bình hàng năm của xã khoảng 23 độ C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm ÷ 2.100mm, phân bố không tập trung có chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
- Về diện tích: Theo báo cáo của UBND xã, tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.095,40 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 881.81 ha chiếm 81.14% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 185.41ha 16.93% tổng diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 21.18 ha chiếm 1.93% tổng diện tích tự nhiên [12].
STT Chỉ tiêu Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 1095.40 100
1 Đất nông nghiệp SXN 888.81 81.14
1.1 Đất lúa nước LUC 230.25 21.02
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác NHK 46.08 4.21
1.3 Đất trồng cây lâu năm 445.78 40.69
1.3.1 Đất trồng chè CLN 269.41 24.59
1.3.2 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 176.37 16.10 1.3.3 Đất vườn tạp 1.4 Đất lâm nghiệp LNP 119.15 10.88 1.4.1 Đất rừng sản xuất RSX 119.15 10.88 1.4.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 47.55 4.34 1.6 Đất nông nghiệp khác NKH 0
2. Đất phi nông nghiệp PNN 185.41 16.93
2.1 Đất ở OTC 59.18 5.40
2.2 Đất chuyên dùng CDG 67.01 6.12
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp CTS 1.82 0.17 2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2.19 0.2 2.2.3 Đất sử dụng mục đích công cộng CCC 63.00 5.75
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0.20 0.02
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 4.85 0.44
2.5 Đất sông suối SMN 54.17 4.95
3 Đất chưa sử dụng CSD 21.18 1.93
Bảng 4.1: Thống kê các loại đất xã Tiên Hội
Tài nguyên nước
- Trên địa bàn xã có khoảng 101,72 ha diện tích mặt nước. Trong đó diện tích ao, hồ, đầm là 47.55ha chiếm 46.74% tổng diện tích, diện tích sông suối là 54.17ha chiếm 53.26% tổng diện tích mặt nước.
Tài nguyên rừng
Hiện nay cây keo là cây trồng chủ yếu của người dân trong xã với tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 119,15ha; đất trồng rừng sản xuất là 22.8ha. Diện tích đất rừng hiện đã được giao khoán và cấp đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình.
Tài nguyên khoáng sản
Qua điều tra sơ bộ địa bàn xã Tiên Hội có một số loại khoáng sản như quặng sắt, chì, kẽm, đồng với số lượng ít.
Tài nguyên nhân văn
Xã Tiên Hội cũng như các xã khác trong huyện Đại Từ có nhiều dân tộc anh em chung sống (Tày, Nùng, Kinh,…) với một nền văn hóa lâu đời. Từ xưa đến nay người dân ở đây chung sống với nhau hòa đồng, chịu khó lau động, tạo nên một bản sắc văn hóa mang nét đẹp đặc trưng.
Thực trạng môi trường
Xã Tiên Hội có môi trường thiên nhiên trong lành, tỉ lệ khói bụi rất ít, nguồn nước được đảm bảo không bị ô nhiễm.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên điều này cũng đi với việc môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng nhất định trong đó có môi trường đất.
Nhìn tổng thể, xã Tiên Hội có một vị trí và địa hình tạo cho xã một nét khá riêng biệt so với các xã khác trong huyện.
4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
a. Tổng quát về tình hình phát triển kinh tế
Những năm gần đây nền kinh tế xã Tiên Hội đã phát triển rất tốt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Sự phát triển đó là do có sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã Tiên Hội và UBND huyện Đại Từ.
- Ngành nông nghiệp vẫn đang chiếm vị trí quan trọng và chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay của xã, vì thế luôn được quan tâm và chú ý đầu tư đúng mức, kết hợp thêm với trình độ thâm canh đã được nâng lên, ngành chăn nuôi cũng khá phát triển. Do đó thấy được bước đầu đã đem lại những hiệu quả về kinh tế cho ngành và tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ giống vật nuôi, kỹ thuật của Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT. Nhiều mô hình gia trại của xã đã và đang phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế khác như: Mô hình trồng rừng, nuôi dê, kết hợp đào ao thả cá thu nhập trên 70 triệu đồng/năm; mô hình trồng hơn 20ha rừng, kết hợp nuôi trâu có thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm.
b. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất
+ Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân, là nguồn thu nhập chính của người dân và ngân sách địa phương. Sản xuất nông nghiệp của xã phát triển đồng đều cả chăn nuôi và trồng trọt.
+ Trồng trọt:
Cây lúa, ngô và một số loại cây như: khoai, sắn là cây trồng chủ đạo. - Kinh tế trồng trọt trong cơ cấu của ngành nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng lúa, tổng diện tích trồng lúa trên địa bàn xã là 410,09 ha, trong đó diện tích trồng 2 vụ lúa là hơn 300ha. Công tác khuyến nông của xã
đã đưa các giống tiến bộ có năng suất và ổn định trong sản xuất.
- Đối với cây rau màu: Nhu cầu cung cấp thực phẩm cho xã Tiên Hội được coi là thị trường tương đối lớn và ổn định, do xã là trung tâm của huyện, điều này đang là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển một số loại cây rau màu, hoa…không những phục vụ cho nhân dân mà còn phục vụ cho các khu công nghiệp.
- Đối với cây chè: Diện tích chè 310,5 ha, tại xã cây chè đang được xác định là mũi nhọn trong ngành sản xuất nông nghiệp và đã giải quyết được việc làm cho nhiều bộ phận nhân dân. Hiện nay diện tích giống chè mới có năng suất chất lượng cao đang chiếm 12,8%
- Đối với cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả là 36,6 ha, trong đó có 10 ha cây bưởi Diễn ( 05 ha bưởi đang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap). Hiện nay xã đã hoàn thành xong hồ sơ bảo vệ nhãn hiệu tập thể “ Bưởi Tiên Hội” đây cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho xã Tiên Hội phát triển kinh tế, tăng giá trị sản xuất và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Trong những năm vừa qua, tại địa bàn xã đã quan tâm tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, từ đó tăng thêm hiệu quả sản xuất, giữ vững diện tích trồng cây hàng năm, thêm vào đó là nâng cao trình độ thâm canh để làm tăng năng suất, chất lượng. Xã Tiên Hội luôn chú trọng phối hợp với trạm khuyến nông dân của huyện để quan tâm và tổ chức các buổi tập huấn giúp nâng cao trình độ canh tác cho người dân, phổ biến thêm một số các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai của địa phương để đạt thêm hiệu quả cao. Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh an toàn, chuyển giao mô hình sản xuất đạt được nhiều kết quả.
+ Ngành chăn nuôi:
Tiên Hội là một xã trung tâm của huyện, vì thế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp chăn nuôi, giết mổ tập trung với quy mô
lớn. Hiện nay, tại địa bàn xã đã có 01 trang trại đang chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp với quy mô khoảng trên 1.000 con lợn. Việc tiêm phòng cũng được xã quan tâm thực hiện đầy đủ.
+ Ngành lâm nghiệp
Xã đã thực hiện phủ xanh đất trống, đồi trọc. Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 119,15 ha rừng. Hiện nay trên địa bàn xã đang triển khai trồng keo để thay thế những diện tích trồng bạch đàn hiệu quả kinh tế thấp.
+ Thương mại dịch vụ
Do khả năng giao thương còn hạn chế nên khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ chậm phát triển, hiện nay trên địa bàn xã có dịch vụ vận tải hoạt động mạnh, với khoảng 50 loại xe cơ giới phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình, còn lại các loại hình thương mại – dịch vụ khác trên địa bàn xã rất nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sinh hoạt cơ bản của nhân dân và các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Thực trạng phát triển dân số
Tổng số dân trong xã tính đến thời điểm điều tra là 7385 nhân khẩu với 1971 hộ sống trên 13 xóm của xã, bình quân 04 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%.
b. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn xã, số hộ được sử dụng điện là 100% từ nguồn cung cấp điện lưới của huyện và Tỉnh Thái Nguyên, thời gian cung cấp đủ điện năng cơ bản đảm bảo cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Ngoài nguồn năng lượng điện, trên địa bàn xã còn sử dụng năng lượng từ than, xăng dầu,.... để cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động, phương tiện giao thông, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh đang tăng dần trong vài năm trở lại đây. Do đó việc liên lạc ngày càng thuận lợi hơn.
Trong xã hầu hết người dân đã xây dựng nhà kiên cố, khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên còn một số hộ dân chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải chăn nuôi, mà vẫn để chảy trực tiếp ra cống, rãnh. Việc này có khả năng cao gây ô nhiễm môi trường sống và tác động xấu đến chất lượng nguồn nước trong địa bàn xã cũng như toàn huyện.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Hệ thống giao thông
Đến nay toàn xã mới bê tông hóa được 5km còn hơn 12km đường trục xóm chưa được bê tông hóa. Đường ngõ xóm có 14,5 km chưa được bê tông hóa. Tuyến được giao thông liên xã được láng nhựa 50%, phần còn lại đang có dự án triển khai thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số tuyến đường làng,