1.5.2.1. Mức độ tiếp xúc báo chí, truyền hình về người đồng tính
Báo chí, truyền hình là những kênh thông tin có sức lan tỏa lớn. Những thông tin về người đồng tính cũng như hình ảnh người đồng trên các phương tiện này có thể định hình cách người xem, người đọc nhận thức về người đồng tính. Học sinh THCS đang trong quá trình định hình quan điểm cá nhân nên càng dễ chịu ảnh hưởng của báo chí, truyền hình về người đồng tính.
Viện nghiên cứu xã hội , kinh tế và môi trường (2008) khi thực hiện nghiên cứu “Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến đi trên báo in và báo mạng" [7] đã chỉ ra một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam đỏ là chủ để đồng tỉnh được sử dung trong các bài báo là chi tiết để gây sự chú ý cho người đọc: truyền thông lạm dung ngôn ngữ giật gân nhẩm thu hút công chủng làm phương hại đến hình ảnh của người đồng tính, gây ra cách hiểu không đúng và định kiến xã hội đối với nhóm người này.
Tương tự, nhiều chương trình truyền hình hiện nay mang nét nhân văn đem lại ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng LGBT hiện nay như: "Người ấy là ai, Đại sứ hoàn mỹ, Come out - Bước ra ánh sáng, Yêu là cưới, Love Wins, Just love...” Nhưng trong đó cũng có một vài điều mang hơi hướng nhạy cảm, quá lứa tuổi, hay mang tính cổ vũ sống thật bản thân khiến người xem không mấy thích thú.
Để giảm bớt định kiến đổi với người đồng tính, báo chí và truyền hình nên tập trung vào cung cấp kiến thức về người đồng tính thay vì định hướng thái độ với người đồng tính. Kiến thức đó bao gồm các khía cạnh như đồng tính luyến ái không phải là bệnh lây từ người này sang người khác, hay xu hướng tình duc không phải là sự lựa chọn của mỗi người mà đó là điều sẵn có.
1.5.2.2. Quan điểm của những người xung quanh về người đồng tính
Gia đình, cu thể là bố mẹ, người thân trong gia đình là một trong những nhóm xã hội ảnh hưởng rất rõ rệt đến nhận thức của học sinh THCS, vì học sinh THCS thường xuyên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bố mẹ. Nếu bố mẹ có nhận thức thiên lệch về người đồng tính thì học sinh có thể học những kiến thức, giá trị của bố mẹ để hình thành nhận thức tương ứng về bạn là người đồng tính. Ngược lại nếu bố mẹ có cái nhìn tích cực với người đồng tính thì có thể học sinh cũng có nhận thức tích cực với bạn là người đồng tính.
Giáo viên là người chỉ dẫn, hướng dẫn cho học sinh học tập. Học sinh luôn nhìn thầy cô là hình mẫu để hướng đến. Vì thế, thầy cô có những quan điểm tiêu cực hay tích cực về cộng đồng người đồng tính sẽ ảnh hưởng một phần nào đến quá trình nhận thức của các em học sinh THCS. Những lời nói, thái độ, hành vi ứng xử của thầy cô đối với các bạn đồng tính trên lớp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh về bạn là người đồng tính.
Ngoài những người lớn quan trọng như gia đình và giáo viên, bạn bè là một nhóm xã hội quan trọng trong đời sống của học sinh, nhất là học sinh trong độ tuổi dậy thì, tâm lý và sinh lý đang trong giai đoạn hoàn thiện. Những thái độ, hành vi kì thị, xa lánh hay hòa đồng, tôn trọng, cảm thông đối với người đồng tính của bạn bè có thể ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính.
1.5.2.3. Tôn giáo
Hầu hết các giáo lý và tôn giáo đều dạy rằng đồng tính là sai (Lisa M, Jewell, 2007)[27]. Đạo Phật phản đối đồng tính luyến ái, coi đồng tính là "tà hạnh". Đạo Thiên Chúa lên án quan hệ đồng tính. Theo quan điểm của Kitô giáo về sự sáng tạo của Chúa, Người đã tạo ra đàn ông và phu nữ cùng với nhau; sự sáng tạo của Chúa đã định như vậy thì có nghĩa là sẽ luôn tồn tại hai giới khác nhau là giới nam và giới nữ. Nếu tồn tại người đồng tính thì có chăng chỉ là do bản thân họ tự nhìn nhận như vậy chứ đó không phải là ý định ban đầu của Chúa vì Chúa đã tạo ra Adam và Eva chứ không phải là Adam và Steve (Carnitingham, 2012).
Vì thế, những người theo tôn giáo thường phản đối đồng tính vì họ tin rằng nó vi phạm niềm tin tôn giáo của họ, và họ có thể thù địch những người đồng tính nam và đồng tính nữ để khẳng định niềm tin tôn giáo của chính họ. Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức ban đầu, đặc biệt là định kiến đối với những người đồng tính. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người theo đạo sẽ thể hiện nhận thức tiêu cực đối với người đồng tính nhiều hơn những người không theo tôn giáo bởi có thể chính giáo lý của đạo đã định hình và định hướng nhận thức của họ về người đồng tính.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã xây dựng lý luận về nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính được định nghĩa là: “Nhận thức về bạn là người đồng tính là quá trình
phản ánh hiện thực khách quan về bản thân mình và về bạn là người đồng tính nam/đồng tính nữ, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình.”
Nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính chi phối thái độ và hành vi của học sinh THCS với bạn là người đồng tính.
Các biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính bao gồm: Tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính, tri giác về ngôn ngữ cơ thể của bạn là người đồng tính, tri giác về giọng nói của bạn là người đồng tính, tri giác về khuôn mặt của bạn là người đồng tính, khuôn mẫu về bạn là người đồng tính và niềm tin về bạn là người đồng tính.
Nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan và khách quan, bao gồm: Nhân cách, tần suất và tính chất tiếp xúc với bạn là người đồng tính, số lượng bạn là người đồng tính. Ngoài ra còn có: Mức độ tiếp xúc báo chí, truyền hình về người đồng tính, quan điểm của những người xung quanh về người đồng tính và tôn giáo.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU