Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của học sinh THCS quận Bình

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BẠN LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 51)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của học sinh THCS quận Bình

Tân, Thành phố Hờ Chí Minh về bạn là người đờng tính

Bảng 3.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân Thành phố Hờ chí mình về bạn là người đờng tính.

STT Đặc điểm nhận thức ĐTB ĐLC Xếp

hạng 1 Tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính. 3,47 0,598 1

2 Tri giác về ngôn ngữ cơ thể của bạn là người đồng

tính. 3,16 0,730 5

3 Tri giác về giọng nói của bạn là người đồng tính. 3,44 0,619 2

4 Tri giác về khn mặt của bạn là người đồng tính. 3,32 1,030 3

5 Khn mẫu về bạn là người đồng tính. 3,09 0,422 6

6 Niềm tin về bạn là người đồng tính. 3,26 0,495 4

Tổng 3,29 1,06

Với điểm trung bình chung là 3,29 và độ lệch chuẩn là 1,06, nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính nằm ở mức trung bình. Học sinh THCS đã có thể nhận diện đúng một số đặc điểm của bạn là người đồng tính, nhưng nhận thức của học sinh chưa ở mức sâu sắc.

Trong 2 nhóm biểu hiện của nhận thức là tri giác về người đồng tính và tư duy về người đồng tính, học sinh THCS Quận Bình Tân có điểm tri giác cao hơn điểm tư duy. Điều này cho thấy học sinh THCS Quận Bình Tân đồng thuận cao hơn về những đặc điểm ngoại hình và giọng nói dùng để nhận diện bạn là người đồng tính, nhưng ít đồng thuận hơn về các đặc điểm về giá trị, tính cách dùng để nhận diện bạn là người đồng tính.

Trong 6 biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính, đứng vị trí thứ nhất với ĐTB=3,47 là “tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính”. Nói cách khác, học sinh rất hay quan sát về cách ăn mặc của các bạn đồng trang lứa, từ đó có thể nhận diện tương đối chính xác những đặc trưng về cách ăn mặc của các bạn là người đồng tính. Đứng vị trí thứ hai là “tri giác về giọng nói của bạn là người đồng tính”, ĐTB = 3,44. Trong q trình giao tiếp và tiếp xúc cùng với bạn bè của mình, các bạn học sinh có thể nhận diện một số đặc điểm về giọng nói, tơng giọng, nhịp điệu về bạn mình là người đồng tính có điểm khác biệt so với các bạn dị tính. Điều này cũng làm gia tăng sự chú ý hay nhận biết về đặc điểm giọng nói về bạn là người đồng tính.

Kế đến là “tri giác về khuôn mặt của bạn là người đồng tính” với ĐTB=3,32 xếp hạng thứ 3 trong các biểu hiện của nhận thức. Đặc điểm khuôn mặt là một trong những đặc điểm dễ nhận diện, như góc cạnh khn mặt, cách biểu lộ cảm xúc, những đặc điểm trên gương mặt sẽ phần nào gợi mở cho các bạn học sinh THCS một số cách nhìn nhận và hình thành thế giới quan riêng về những đặc điểm về khuôn mặt của bạn là người đồng tính xung quanh mình.

“Tri giác về ngơn ngữ cơ thể của bạn là người đồng tính” là biểu hiện tri giác xếp thấp nhất trong nhóm các biểu hiện tri giác với ĐTB=3,16. Học sinh THCS đã có thể nhận biết những hành động, dáng điệu, cử chỉ, hình thể... của bạn là người đồng tính trong so sánh với quan niệm xã hội về ngơn ngữ cơ thể theo từng giới tính. Tuy nhiên tri giác về ngơn ngữ cơ thể của bạn là người đồng tính thấp hơn các mặt tri giác khác do có thể các bạn học sinh trong độ tuổi này ít chú ý đến phần đặc điểm này, trong lứa tuổi này các bạn sẽ chú ý và quan sát nhiều về vẻ bề ngoài chứ không chú ý quá nhiều đến các cử chỉ phi ngơn ngữ, vì nó khá tinh tế để nhận ra sự khác biệt so với độ tuổi của các bạn học sinh THCS.

Biểu hiện “Niềm tin về bạn là người đồng tính” có ĐTB=3,26, nằm trong khoảng trung bình. Học sinh THCS đã phân biệt được tương đối rõ ràng các đặc điểm của bạn là người đồng tính có tương thích hay trái ngược với các chuẩn mực, giá trị xã hội nói chung, từ đó hình thành hệ quy chiếu cá nhân và quy định rõ về thái độ và hành vi của mình về bạn là người đồng tính.

Biểu hiện “Khn mẫu về bạn là người đồng tính” xếp thấp nhất trong 6 biểu hiện, cho thấy học sinh THCS đã bước đầu hình thành quan niệm về những tính cách, đặc điểm đặc trưng của người bạn đồng tính nam hoặc đồng tính nữ.

*Thực trạng nhận thức của học sinh THCS đối với bạn là người đồng tính theo các biến số:

Bảng 3.2. So sánh thực trạng nhận thức của học sinh THCS đối với bạn là người đờng tính theo các biến số

Các biến nhân khẩu ĐTB p

Khối THCS 2,64 0,017*

THPT 2,79

Giới tính Nam 3,06 0,414

Nữ 3,13

Tơn giáo Thiên Chúa giáo 3,03 0,390

Phật giáo 2,98 Có bạn là người đờng tính Có 3,45 0,003* Khơng 2,13 Số lượng bạn là người đờng tính Trên 5 3,82 0,011* Khơng có bạn là người đồng tính 2,13 0,020* Ít hơn 5 3,19 Số bạn thân là người đờng tính Trên 5 4,41 0,040* Khơng có bạn là người đồng tính 2,14 0,031* Ít hơn 5 3,26

- So sánh theo khối lớp:

Kiểm định T-test về khối lớp cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức của khối THCS và khối THPT đối với bạn là người đồng tính (p=0,017<0,05). Cu thể khối THCS (ĐTB=2,64) thể hiện mức độ nhận thức đối với bạn là người đồng tính thấp hơn khối THPT (ĐTB=2,79).

Kết quả này phù hợp với lý thuyết phát triển nhận thức của J. Piaget. Theo Piaget, sự phát triển nhận thức, trí tuệ của tất cả trẻ em từ khi sinh ra đều tiến triển lần lượt qua các giai đoạn [10]. Các giai đoạn sắp xếp theo thứ tự nhất định. Sự phát triển trí tuệ của trẻ em khơng thể đạt trình độ cao hơn, nếu chưa đạt và hồn thiện ở mức thấp hơn trước đó. Vận dung lý thuyết này vào nhận thức về bạn là người đồng tính, có thể thấy những hiểu biết của học sinh THCS về bạn là người đồng tính cịn chưa đầy đủ, chưa hồn thiện nhưng là nền tảng quan trọng cho sự nhận thức đầy đủ, hoàn thiện về bạn là người đồng tính ở học sinh THPT.

- So sánh theo giới tính

Luận văn khảo sát trên 229 học sinh với 46,8% là nam và 54,2% là nữ, tỉ lệ cân bằng và đồng đều về mặt giới tính. Kiểm định Independent sample T-test về giới tính cho thấy khơng có sự khác biệt nhau, khơng có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức so với giới tính. Nghĩa là nhận thức của học sinh nam và học sinh nữ về bạn là người đồng tính là giống nhau và khơng có sự khác biệt. (p=0,414>0,05)

Kết quả này cũng tương đồng với quan lý thuyết phát triển nhận thức của J.Piaget. Ông nhận thấy là trẻ em ở cùng lứa tuổi, không phân biệt giới tính thường có những lối ứng xử tương tự nhau, và thường mắc các lỗi cùng loại khi giải quyết cùng một vấn đề. Trong đề tài kết quả cũng chỉ ra các học sinh có cùng một độ tuổi dù là nam hay nữ cũng có cùng một nhận thức trong cùng lứa tuổi.

- So sánh theo tôn giáo

Trong nghiên cứu này, số lượng học sinh theo tôn giáo chiếm phần lớn như Thiên Chúa giáo 33,6%, Phật giáo 36,7% và không theo bất cứ tôn giáo nào là 29,7%. Kiểm định Independent sample T-test về giới Tơn giáo cho thấy khơng có sự khác biệt nhau, khơng có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức so với tôn giáo.

Nghĩa là nhận thức của học sinh có tơn giáo là Thiên Chúa giáo và Phật giáo về bạn là người đồng tính là giống nhau và khơng có sự khác biệt. (p=0,390>0,05).

- So sánh giữa học sinh có bạn là người đồng tính và khơng có bạn là người đồng tính:

Số lượng học sinh có bạn là người đồng tính là 73,3% và khơng có bạn là người đồng tính là 26,7%. Kiểm định Independent sample T-test về item có/khơng bạn là người đồng tính cho thấy có sự khác biệt nhau, có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức so với item này. Học sinh có bạn là người đồng tính có nhận thức về bạn là người đồng tính cao hơn học sinh khơng có bạn là người đồng tính: ĐTB lần lượt là 3,45 và 2,13, p=0,003<0,05.

- So sánh theo tiêu chí số lượng bạn là người đồng tính:

Chúng tơi đặt giả thuyết rằng liệu học sinh càng chơi chung với nhiều bạn là người đồng tính có nhận thức tốt về bạn là người đồng tính hay khơng. Kiểm định Independent sample T-test về số lượng bạn là người đồng tính cho thấy có sự khác biệt nhau, có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức so với item này. Học sinh chơi với hơn 5 người bạn đồng tính trở lên có nhận thức về bạn là người đồng tính tốt hơn học sinh khơng chơi với người bạn đồng tính nào: ĐTB lần lượt là 3,82 và 2,13 p=0,011<0,05. Ngoài ra học sinh chơi dưới 5 người bạn đồng tính cũng có nhận thức về bạn là người đồng tính tốt hơn học sinh khơng chơi với người bạn đồng tính nào: ĐTB lần lượt là 3,82 và 2,13 p=0,031<0,05. Chia sẻ từ 1 bạn khơng có bạn là người đồng tính như sau: “Em khơng có bạn là người đồng tính, trong lớp em học

thì có vài bạn, mấy bạn đó hay làm lố hơn người khác ấy, kiểu con trai gì mà đi ẹo ẹo, rồi khép nép, dẹo queo như con gái, em nhìn em thấy ớn ớn.” (Bạn Đinh Quốc C, lớp 8 THCS Trần Quốc Toản)

- So sánh theo tiêu chí số lượng bạn thân là người đồng tính:

Nhận thức của học sinh có số lượng bạn thân là người đồng tính và khơng có bạn thân là người đồng tính có sự khác biệt hay không. Chúng tôi đã dùng kiểm định Independent sample T-test về số lượng bạn thân là người đồng tính cho thấy có sự khác biệt nhau, có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức so với item này. Học

sinh có số lượng bạn thân hơn 5 là người bạn đồng tính trở lên có nhận thức về bạn là người đồng tính tốt hơn học sinh khơng có bạn thân là người bạn đồng tính nào: ĐTB lần lượt là 4,41 và 2,14, p=0,040<0,05. Ngồi ra học sinh có dưới 5 người bạn thân đồng tính cũng có nhận thức về bạn là người đồng tính tốt hơn học sinh khơng có bạn thân là người bạn đồng tính nào: ĐTB lần lượt là 3,21 và 2,14 với p=0,031<0,05. Chia sẻ từ một bạn T.Đ lớp 9 có bạn thân là người đồng tính: “Em quen bạn em vào lớp 7 và giờ em lớp 9 hai bọn em chơi rất thân với nhau có gì cũng chia sẻ được hết á, đi chơi cũng đi chung, giờ ra chơi và đi học thêm cũng dính lấy lấy nhau, và đặc biệt người bạn đồng tính của em là bạn nam, nhiều khi các bạn khác không biết lại đùa đó là người yêu em.”

3.2. Thực trạng các biểu hiện cụ thể của nhận thức về bạn là người đờng tính của học sinh THCS Quận Bình Tân, Thành phố Hờ Chí Minh

3.2.1. Thực trạng tri giác về bạn là người đồng tính của học sinh THCS Quận Bình Tân Bình Tân

3.2.1.1. Tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính

Bảng 3.3. Tri giác của học sinh THCS Quận Bình Tân về cách ăn mặc của bạn là người đờng tính

STT Nội dung ĐTB ĐLC Xếp

hạng

1 Người bạn là người đồng tính nam của bạn có những

bộ quần áo màu sắc sặc sỡ. 3,38 1,01 5

2 Đối với những bạn đồng tính nữ có những bộ quần áo

nam tính màu sắc trầm đơn giản. 3,50 1,13 1

3 Những người bạn đồng tính nam thường đeo nhiều

trang sức lấp lánh khi ra ngoài. 3,48 1,05 3

4 Những bạn đồng tính có thói quen chải chuốt, chăm

chút cho cơ thể của mình rất kỹ lưỡng. 3,50 1,18 1

5 Những bạn đồng tính rất coi trọng vẻ bề ngồi của họ. 3,48 1,25 3

Đánh giá chung tri giác của học sinh THCS về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính có số điểm trung bình là 3,47, nằm trong khoảng trung bình. Học sinh THCS đã hình thành những tiêu chí về cách ăn mặc để đánh giá một người bạn có phải là người đồng tính hay khơng, như chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng, trang phuc nhiều màu sắc đối với các bạn đồng tính nam, trang phuc đơn sắc đối với đồng tính nữ.

Khi xem xét các item cu thể, chúng tơi thấy rằng học sinh THCS Quận Bình Tân thường nhận diện bạn là người đồng tính dựa trên sự chăm chút tới vẻ bề ngoài. Học sinh cho rằng các bạn đồng tính thường “có thói quen chải chuốt, chăm chút cho cơ thể của mình rất kỹ lưỡng” (ĐTB = 3,50, xếp thứ 1) và “rất coi trọng vẻ bề ngoài của họ” (ĐTB = 3,48, xếp thứ 3).

Phỏng vấn sâu xác nhận đặc điểm tri giác này. Bạn Nhữ Ngọc Khánh V (lớp 8 THCS Huỳnh Văn Nghệ) chia sẻ: “Người bạn đồng tính của em là con trai do

bạn đó ốm lại có dáng mặc đồ nên bạn rất hay mặc các loại quần áo ơm dáng, nhìn rất nữ tính, lựa chọn đồ dùng cá nhân cũng vậy, chăm sóc cơ thể cũng rất kỹ, chăm dưỡng da trắng lắm nhiều khi cịn hơn em, nhưng nếu đó là cái bạn đó thích thì cứ để bạn mặc, em cũng khơng ý kiến hay dị nghị gì, chỉ có mấy đứa trong lớp nó nói xấu thơi.”

Học sinh THCS cũng nhận diện bạn là người đồng tính dựa trên cách lựa chọn quần áo và trang sức, phu kiện đi kèm. Học sinh cho rằng dễ nhận diện bạn đồng tính nữ dựa trên màu sắc quần áo trầm, đơn giản (ĐTB = 3,50), hoặc dễ nhận diện bạn đồng tính nam dựa trên trang sức lấp lánh (ĐTB = 3,48) hay quần áo màu sắc sặc sỡ (ĐTB = 3,38).

Khi hỏi về bạn nữ đồng tính có những đặc điểm như thế nào về cách ăn mặc, bạn Hồ Huy B (lớp 9, THCS Lý Thường Kiệt) chia sẻ:“Em có một cơ bạn thân đồng tính, cách ăn mặc của bạn đó cá tính lắm, trường em bắt mặc đồng phục là váy nhưng bạn đó cứ mặc quần tây khơng à, màu sắc thì đơn điệu, đa phần là màu đơn giản và đơn sắc, bạn đó bị cơ với thầy la hồi nhưng bạn đó khơng thích mặc váy, tóc cịn cắt ngắn khá cá tính.”

Riêng item “Người bạn là người đồng tính nam của bạn có những bộ quần áo màu sắc sặc sỡ” có ĐTB thấp nhất, cho thấy học sinh THCS đơi lúc cịn bối rối khi

dùng đặc điểm này để tri giác bạn đồng tính nam. Kết quả này cũng dễ hiểu vì hình ảnh các bạn nam đồng tinh có những bộ quần áo sặc sỡ có thể khơng mấy xa lạ với các bạn học sinh vì xã hội ngày càng tiếng bộ và việc các bạn trẻ có những bộ quần náo nổi bật để thể hiện cá tính rất phổ biến để thể hiện phong cách cá nhân hay theo những mẫu thời trang thần tượng của mình. Như bạn Trần Quang Đ (lớp 9 THCS Trần Quốc Toản) chia sẻ: “Em cũng thấy chỉnh bản thân em hay những bạn nam dị tinh

khác đều có những trang phục màu sắc một chút, vì idol của tụi em thường là Hàn Quốc và tụi em đa phần mặc theo thần tượng, không nhất thiết nam phải mặc tơng màu trầm mới nam tinh, mà nó cịn phù hợp với ngoại cảnh nhất định, còn thể hiện phong cách cá nhân. Như hồi xưa con trai có ai đeo vịng ngọc trai hay có họa tiết to đâu, nhưng từ khi các idol đeo và nó trở thành một trend (xu thế) rất thịnh hành đối với các bạn trẻ kể cả nam và nữ, nhưng nó khơng đánh mất vẻ nam tính của nam giới. cho nên em thấy việc các bạn nam đồng tính có trang phục sặc sỡ tí cũng chẳng sao.”

3.2.1.2. Tri giác về ngôn ngữ cơ thể của bạn là người đồng tính

Bảng 3.4. Tri giác của học sinh THCS Quận Bình Tân, Thành phố Hờ Chí

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BẠN LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w