4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cơ sở TP Sông Công
Về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cơ sở: Năng lực của CBCC còn được thể hiện qua chất lượng đội ngũ CBCC. Theo cách hiểu thông thường, chất lượng CBCC được thể hiện thông qua chỉ tiêu trình độ chuyên môn, tức bậc học của CBCC cơ sở với 6 cấp học khác nhau, từ thấp đến cao là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân/kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ.
Như ở chương 1 đã phân tích: Trình độ chuyên môn thể hiện quá trình đào tạo của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, thông qua các trường lớp hay tổ chức đào tạo được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước. Mỗi quốc gia có những hệ thống phân cấp trình độ chuyên môn khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của quốc gia đó. Ở Việt Nam chúng ta, chương trình đào tạo trình độ chuyên môn được chia theo 6 cấp bậc từ thấp đến cao như sau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân (kỹ sư) đại học, thạc sỹ, và tiến sỹ. Tương ứng với đó là những bậc đào tạo trong hệ thống cấp bậc đào tạo hiện nay ở nước ta. Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm các kiến thức mà bạn tiếp thu được trong quá trình đào tạo, mà còn là khả năng vận dụng
kiến thức vào môi trường thực tế. Chính vì lẽ đó, các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất chú trọng đến nội dung thực tập của các sinh viên năm cuối, giúp sinh viên hòa nhập với môi trường làm việc, rèn luyện và phát huy năng lực của mình trên cơ sở kiến thức được học.
Cũng cần lưu ý rằng: Trình độ chuyên môn và chuyên môn đào tạo có khác nhau. Chuyên môn đào tạo được định nghĩa là lĩnh vực, ngành nghề, kiến thức riêng của một ngành đã được đào tạo. Đi cùng với nó là khái niệm về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn. Công việc chuyên môn là công việc yêu cầu người lao động có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dưới những kiến thức đã được đào tạo bài bản.
Như chúng ta đã biết: Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa có khác nhau. Theo nghĩa thông thường: Trình độ chuyên môn là năng lực, khả năng giải quyết công việc và thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong một môi trường làm việc cụ thể. Còn trình độ văn hóa là trình độ phát triển về nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử tuân theo các chuẩn mực của xã hội. Đây là một khái niệm tương đối rộng lớn, bởi vì khái niệm về “văn hóa” là một khái
niệm khá trừu tượng, bao gồm tất cả các vật chất, công cụ, ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật và tất cả những phát minh của con người trong lịch sử hình thành và phát triển nhân loại. Thông thường nhất, chúng ta nói trình độ văn hóa tức là nói về học vấn ở bậc giáo dục phổ thông.
Bảng 3.2. Bậc đào tạo cao nhất của CBCC cơ sở thành phố Sông Công
(Đơn vị tính %) Bậc đào tạo cao nhất Cán bộ Công chức Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiễn sĩ 0 0,0 0 0,0 Thạc sĩ 3 3,2 4 4,9 Cử nhân/kỹ sư 73 76,8 65 80,2 Cao đẳng 2 2,1 4 4,9 Trung cấp 12 12,6 6 7,4 Sơ cấp 5 5,3 2 2,5 Tổng cộng 95 100,0 81 100,0 Nguồn: Phòng Nội vụ và phân tích của tác giả, 2021
Cũng như những gì liên quan đã phân tích ở chương 1, chúng ta có thể khái quát khái niệm chuyên môn nghiệp vụ như sau: Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc. Sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ thể hiện qua số năm kinh nghiệm trong nghề và được đánh giá qua 5 mức độ khác nhau, từ thấp đến cao: (i) Mức độ thứ nhất: Chủ
động tìm hiểu, ghi nhớ lý thuyết. (ii) Mức độ thứ hai: Có khả năng tổng hợp, hệ
thống hóa lý thuyết và cập nhật kiến thức mới. (iii) Mức độ thứ ba: Vận dụng
một cách có định hướng các kiến thức lý thuyết có được sau khi tìm hiểu, ghi nhớ, tổng hợp, hệ thống hóa và cập nhật vào công việc. (iv) Mức độ bốn: Đánh
giá được hiệu quả công việc của những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, phán đoán, phân tích được các tình huống bất ngờ. (v) Mức độ năm: Đây là mức
cao nhất, có khả năng hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện người mới, tìm ra được những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong công việc và xử lý được mọi tình huống phát sinh.
Bảng 3.3. Bậc đào tạo cao nhất của các chức danh cán bộ cơ sở thành phố Sông Công Chức danh Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân/kỹ sư Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Bí thưĐảng ủy 0 1 9 0 0 0 Phó bí thưĐảng ủy 0 0 7 0 0 0 Chủ tịch HĐND 0 0 0 1 0 0 Phó Chủ tịch HĐND 0 0 7 0 0 Chủ tịch UBND 0 2 8 0 0 0 Phó Chủ tịch UBND 0 9 0 0 0 Chủ tịch Uỷ ban MTTQ 0 0 8 0 2 0
Bí thưĐoàn Thanh niên
CSHCM 0 0 9 0 1 0 Chủ tịch Hội Phụ nữ 0 0 9 0 1 0 Chủ tịch Hội Nông dân 0 0 6 0 4 0 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 0 0 1 1 4 5 Tổng cộng 0 3 73 2 12 5 Nguồn: Phòng Nội vụ và phân tích của tác giả, 2021
Về trình độ chuyên môn hay bậc đào tạo của CBCC cơ sở, kết quả cho thấy: cả cán bộ và công chức không có ai đã đào tạo bậc tiến sỹ. Trong tổng số 95 cán bộ cơ sở chỉ có 3 người đã được đào tạo thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 3,2%; 73 người có trình độ cử nhân hay kỹ sư, chiếm 76,8%; 2 người có trình độ cao đẳng (chiếm 2,1%); 12 người còn có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 12,6%; đặc biệt còn tới 5 người có trình độ sơ cấp, chiếm tỷ lệ 5,3% (Bảng 3.2). Đối với công chức cơ sở, Trong tổng số 81 công chức cơ sở thì có 4 người có trình độ thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 4,9%; 65 người có trình độ cử nhân hay kỹ sư, chiếm 80,2%; 4 người có trình độ cao đẳng, chiếm 4,9%; 6 người có trình độ trung cấp, chiếm 7,4% và 2 người còn có trình độ sơ cấp, chiếm tỷ lệ 2,5% (Bảng 3.2). Như vậy số cán bộ cơ sở còn có trình độ cao đẳng và trung cấp còn khá nhiều, cần được tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ.
Bậc đào tạo cao nhất đối với các chức danh cán bộ cơ sở, kết quả Bảng 3.3 cho thấy: Trong tổng số 95 cán bộ cơ sở, chỉ có 3 ngưởi có trình độ thạc sỹ, 73 người có trình độ cử nhân hay kỹ sư, 2 người vẫn cón trình độ cao đẳng, 12 người có trình độ trung cấp và 5 người có trình độ sơ cấp (chủ yếu là chức danh Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh). Đối với các chức danh quan trọng, trong tổng số 10 Bí thư Đảng ủy thì có 1 có trình độ thạc sỹ, 9 người có trình độ cử nhân hay kỹ sư. Có 7 Phó Bí thư Đảng ủy có trình độ chuyên môn cử nhân hay kỹ sư; 1 chủ tịch HĐND có trình độ cao đẳng; 1 Bí thư Đoàn thanh niên, 1 chủ tịch Hội Phụ nữ, 4 Chủ tịch Hội Nông dân vẫn còn trình độ trung cấp (Bảng 3.3).
Bảng 3.4. Bậc đào tạo cao nhất của các chức danh công chức cơ sở thành phố Sông Công Chức danh Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân/kỹ sư Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Trưởng công an - - - - - -
Chỉ huy trưởng quân sự 0 0 3 4 2 1
Văn phòng - thống kê 0 0 12 2 0 Địa chính - xây dựng - đô thị/nông nghiệp và môi trường 0 0 13 0 0 0 Tài chính - kế toán 0 0 10 0 1 0 Tư pháp - hộ tịch 0 4 13 0 1 1 Văn hóa - xã hội 0 0 14 0 0 0 Tổng cộng 0 4 65 4 6 2 Nguồn: Phòng Nội vụ và phân tích của tác giả, 2021
Bậc đào tạo cao nhất của các chức danh công chức cơ sở, số liệu bảng 3.4 cho thấy: Trong tổng số 81 công chức cơ sở thì có 4 người có trình độ thạc sỹ, 65 người có trình độ cử nhân hay kỹ sư, 4 người có trình độ cao đẳng, 6 người có trình độ trung cấp và 2 người còn có trình độ sơ cấp (Bảng 3.4). Riêng chức danh Trưởng Công an xã ở thành phố Sông Công được thực hiện theo Đề án 106 của Bộ Công an về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.