Một số đánh giá đối với CBCC cơ sở thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.5. Một số đánh giá đối với CBCC cơ sở thành phố Sông Công

Năng lực thực thi công vụ của CBCC cơ sở trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn được thể hiện thông qua hàng loạt các tiêu chí khác như: sự hài lòng/say mê trong công việc; khoảng cách từ nhà đến cơ quan công tác; tình trạng sử dụng một số thiết bị thông tin-truyền thông (như website, điện thoại thông minh,...); huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; hoặc sự hiểu biết về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa,... cũng như các nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở nước ta.

Đánh giá đối với CBCC cơ sở thành phố Sông Công (bảng 3.8) cho thấy: Sự say mê trong công việc của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công làm việc tại khu vực nội thị đạt 8,5 điểm, ở mức độ 4, mức ý nghĩa cao, tương tự như CBCC làm việc tại khu vực ngoại thị (đạt 8,2 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao), tuy rằng CBCC làm việc ở khu vực ngoại thị, tại các xã nông thôn phải đi làm việc với quãng đường dài hơn, trung bình là 1,9 km so với 1,5 km ở khu vực nội thị

(Bảng 3.8). Sự say mê trong công việc thể hiện sự mẫn cán, tận tâm, tận tụy thực thi công vụ của CBCC cơ sở.

Trong tổng số 90 CBCC cơ sở được điều tra tại 6 đơn vị hành chính (Mỏ Chè, Phố Cò, Bách Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang) thì có tới 100% CBCC cơ sở đều đều có điện thoại thông minh để sử dụng cho công việc chuyên môn, 100% CBCC cơ sở đều biết cách sử dụng website, khai thác internet và máy tính phục vụ cho chuyên môn. Đây là nền tẳng quan trọng để giúp CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công có thể hoàn thành nhiệm vụ. Có tới 100% CBCC cơ sở đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Các khóa huấn luyện đào tạo này được tổ chức thường xuyên theo chuyên ngành. Hiểu biết về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh của CBCC cơ sở thành phố Sông Công có sự khác biệt khá đáng kể. Nếu như 11,1% CBCC làm việc ở các phường nội thị chưa hiểu biết về về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thì ở khu vực ngoại thị con số này lên tới 13,3%, cao hơn 2,2% so với CBCC làm việc khu vực nội thị (Bảng 3.8).

Bng 3.8. Mt sđánh giá đối vi CBCC cơ s thành ph Sông Công

(Đơn vị tính %)

Chỉ tiêu Khu vực nội thị nông thôn Khu vực

Không Không

Sự hài lòng/say mê trong công việc hiện tại (thang điểm 1-10, điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất)

8,5 8,2

Khoảng cách từ nhà đến cơ quan (km) 1,5 1,9

Sử dụng website (%) 100,0 0,0 100,0 0,0

Điện thoại thông minh (%) 100,0 0,0 100,0 0,0 Đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn (%) 100,0 0,0 100,0 0,0

Hiểu biết về nông nghiệp công nghệ cao,

nông nghiệp thông minh (%) 88,9 11,1 86,7 13,3

Việc làm thêm (%) 100,0 0,0 100,0 0,0

Tiền lương có đủ sống không (%) 55,6 44,4 62,2 37,8 Tổng thu nhập, kể cả làm thêm (triệu

đồng/tháng) 9,6 9,2

SD 4,5 3,5

SE 0,7 0,5

CV% 46,9 38,0

Điều đặc biệt là có tới 100% CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đều phải làm thêm, bởi tiền lương hiện nay không đủ mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình họ. Kết quả là có từ 37,8-44,4% CBCC cơ sở trả lời tiền lương hiện nay không đủ mức sống tối thiểu. Tổng thu nhập kể cả làm thêm ngoài giờ của CBCC xã đạt bình quân 9,2 triệu đồng/tháng, thấp hơn 0,4 triệu đồng/tháng so với CBCC phường (Bảng 3.8).

Hình 3.1 là tổng thu nhập kể cả làm thêm của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công. Ta thấy: CBCC ở khu vực ngoại thị, khu vực nông thôn (xã) có tổng thu nhập đạt bình quân 9,2 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn 0,2 triệu đồng so với bình quân chung; trong khi đó, CBCC ở khu vực đô thị, khu vực nội thị (phường) có tổng thu nhập đạt bình quân 9,6 triệu đồng/người/tháng, cao hơn 0,2 triệu đồng so với bình quân chung cả 2 khu vực (Hình 3.1).

Hình 3.1. Tổng thu nhập kể cả làm thêm của CBCC cơ sở (đơn vị tính:

ngàn đồng/tháng)

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2021

Cần lưu ý rằng: Việc làm thêm trong luận văn này được xác định là việc làm của CBCC ngoài thời giờ làm việc theo chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao, theo quy định bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần làm việc. Thời giờ làm việc của CBCC được quy định cụ thể tại hợp đồng làm việc hoặc quyết định bổ nhiệm, trong trường hợp có thời gian làm thêm giờ thì cán bộ, công chức và viên chức sẽ được chi trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định pháp luật.

Trên thực tế, nhìn vào thang bảng lương của công chức, viên chức nhà nước ta hiện nay có thể thấy chính sách tiền lương hiện hành không cao, chưa áp ứng nhu cầu sống của gia đình và bản thân CBCC, do đó chưa tạo được động lực làm việc và cống hiến của công chức, viên chức và người lao động. Câu hỏi đặt ra là: CBCC phải làm gì để kiếm thêm thu nhập khi mức lương đều không đủ sống? Hầu hết phải dựa vào gia đình hay kiếm các công việc làm thêm khác.

Theo khảo sát và quan sát của tác giả, các công việc làm thêm đối với CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công khá đa dạng, tùy thuộc thế mạnh của mỗi CBCC cơ sở, bao gồm hoạt động sản xuất nông nghiệp (trang trại, gia trại, vườn-ao-chuồng,...), thương mại-dịch vụ (kinh doanh online, ship hàng, mở cửa hàng, góp vốn kinh doanh, nhận việc về nhà làm, tư vấn tài chính-bảo hiểm- luật,...), đầu tư bất động sản (phòng trọ, cho thuê địa điểm kinh doanh,...),... Trong đó, nhóm CBCC làm việc ở ngoại thị (các xã) có xu hướng làm thêm các công việc có liên quan đến sản xuất nông nghiệp; ở chiều ngược lại, nhóm CBCC ở nội thị (các phường) lại có xu hướng làm thêm các hoạt động liên quan đến thương mại-dịch vụ, đầu tư bất động sản,...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức xã, phường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)