bệnh nhân rối loạn trầm cảm
1.3.1. Giới tính của bệnh nhân
Theo một số nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi, thì đặc điểm giới tính có mối liên quan đến hiệu quả của liệu pháp. Nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân nữ có sự thích ứng với liệu pháp nhận thức hành vi tốt hơn so với bệnh nhân nam. Trong khi đó, những triệu chứng trầm cảm trên bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam. Theo Curwen B.,Pallmer S.,Ruddell P (2004),
báo cáo rằng các triệu chứng trầm cảm của nam liên quan đáng kể đến nguy cơ thất nghiệp và thiếu sự tương tác, chia sẻ cảm xúc với người khác, có nghĩa là họ không có khả năng tham gia các hoạt động trong gia đình và với bạn bè bởi vì họ không muốn chia sẻ, và không thỏa mái về tinh thần. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập trong liệu pháp nhận thức hành vi. Một trong những nguyên lý của liệu pháp là “ đừng chỉ nói mà phải làm”, có nghĩa là muốn có kết quả tốt bệnh nhân phải tham gia vào các hoạt động. Nhưng với suy nghĩ mình không bị bệnh, mình có thể tự vượt qua được, do đó việc điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm nam sẽ khó khăn với nhóm nữ. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân nam có sự nhận thức tốt về trầm cảm và có nhu cầu trị liệu tâm lý thì khả năng thích ứng tốt với liệu pháp nhận thức hành vi.
1.3.2. Trình độ học vấn của bệnh nhân
Trình độ học vấn có sự liên quan đến trị liệu tâm lý của bệnh nhân trầm cảm. Những bệnh nhân có học vấn từ trung học phổ thông trở lên có khả năng đáp ứng tốt trị liệu, cho thấy những triệu chứng về mất ngủ, buồn chán, suy nghĩ tiêu cực giảm nhanh hơn so với những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp. Điều này phù hợp với nghiên cứu Derek R. Hopko đối với 25 bệnh nhân trầm cảm, trong đó có 10 bệnh nhân có trình độ học vấn đại học, sau đại học và 15 bệnh nhân có trình độ trung học phổ thông trở xuống. Trongnghiên cứu này, nhóm bệnh có trình độ học đại học và sau đại học có điểm trung bình Beck trầm cảm giảm nhiều sau điều trị (35,1-19,1) sự thay đổi này lớn hơn so với nhóm bệnh nhân có trình độ trung học phổ thông trở xuống (37,1-30,2).
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã xây dựng được khung lý luận về sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm. Trong đó, bệnh nhân trầm cảm được định nghĩa là người đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo bảng phân loại ICD-10 hoặc DSM-4 sau khi được thăm khám bởi người có chuyên môn. Bệnh nhân trầm cảm có thể điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Liệu pháp nhận thức - hành vi được định nghĩa là phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào việc tiếp cận, thách thức nhận thức kém thích ứng và thay đổi hành vi tiêu cực của thân chủ, giúp thân chủ điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.
Sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm là quá trình áp dụng các kỹ liệu nhận thức và kỹ thuật hành vi trong trị liệu tâm lý cho thân chủ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm theo ICD-10 hoặc DSM-4, giúp thân chủ điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với
các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm: giới tính và trình độ học vấn của bệnh nhân.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU