Tình trạng trầm cảm của bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI. (Trang 38 - 39)

Để đánh giá triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân thuộc cả hai nhóm can thiệp và đối chứng, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp: phỏng vấn lâm sàng, trắc nghiệm HAM-D, thang đo cảm xúc.

Bảng 3.1. Các triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân qua phỏng vấn lâm sàng

Nhóm 3 chủ yếu Can thiệp N = 15 Chứng N = 15 Tổng N = 30 P (χ2) n % n % N % Giảm khí sắc 15 100,0 13 86,7 28 93,3 0,1432 Giảm năng lượng 13 86,7 12 80,0 25 83,3 0,6242 Giảm quan tâm thích thú 9 60 12 80,0 21 70,0 0,2319

7 phổ biến

Giảm tập trung chú ý 6 40,0 11 73,3 17 56,7 0,0654 Giảm tính tự trọng và lòng tự tin 8

53,3 4 26,7 12 40.0 0,1360

YT bị tội và không xứng đáng 9 60,0 6 40,0 15 50,0 0,2733 Nhìn tương lại ảm đạm và bi quan 7

46,7 8 53,3 15 50,0 0,7150

YTHV tự hủy hoại hoặc tự sát 5 33,3 4 26,7 9 30,0 0,6903 Rối loạn giấc ngủ 13 86,7 10 66,7 23 76,7 0,1953 Ăn ít ngon miệng 9 60,0 9 60,0 18 60,0 1,0000

Bảng 3.1.Cho thấy tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của trầm cảm như giảm khí sắc, giảm năng lượng, giảm quan tâm thích thú khá cao, lần lượt là 93,3%, 83,3%, 70,0%. Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của trầm cảm giai đoạn T0 không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p > 0,05. Tỷ lệ triệu chứng phổ biến của trầm cảm: giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng, hành vi tự hủy hoại hoặctự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn kém ngon miệng lần lượt là: 56,7%, 40,0%, 50,0%, 50,0%, 30,0%, 76,7%, 60,0%. Không có sự khác biệt tỷ lệ triệu chứng phổ biến của trầm cảm giai đoạn T0 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, p > 0,05.

Bảng 3.2. Triệu chứng trầm cảm của khách thể theo thang HAM-D

̅ ± SD HAM-D P (t) Can thiệp N = 15 Chứng N = 15 Nhóm chung N = 30 21,93 ± 3,240 19,40 ± 3,542 20,67 + 3,575 0,051 Min – Max 15 25

Nhận xét:

Điểm trung bình thang HAM-D trước can thiệp là 20,67 + 3,575 điểm. Thấp nhất 15 điểm, cao nhất 25 điểm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI. (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w