1.3.1. Khái niệm nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc
Các chương trình Lớp học hạnh phúc hiện nay đã được phổ biến rộng rãitrên thế giới, nhất là các nước phát triển lớn: Châu Âu, Châu Mỹ. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện vẫn chưa thật sự phổ biến nhiều và được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu trước đây cũng tập trung vào những chủ đề như: quy tình tổ chức lớp học hạnh phúc, các yếu tố liên quan và một số nghiên cứu chỉ ra rằng chính nhận thức của giáo viên là yếu tố
quyết định cho sự thành công của lớp học hạnh phúc. Nhận thức tốt dẫn đến thái độ tốt, thái độ tốt sẽ hình thành kỹ năng đúng trong các tổ chức hoạtđộng. Do đó trong nghiên cứu này, tôi hướng đến việc tìm hiểu và xác định mức độ nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học
hạnh phúc thông quacác thang đó, bảng hỏi để từ đó tất cả chúng ta có thể thấy được nhận thức củagiáo viên có mong muốn xâydựng thành công lớp học hạnh phúc là hết sức cần thiết.
Từ lý luận về nhận thức, lớp học hạnh phúc, xây dựng lớp học hạnh phúc đã trình bày ở phần trên, chúng tôi đưa ra khái niệm nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc như sau: “Nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc là sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp tổ chức, quản lý lớp học và thiết lập mục tiêu nhằm xây dựng cảm giác hạnh phúc và phát triển nhân cách cho học sinh”.
Từ đó, nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc cũng được trình bày là những hiểu biết của giáo viên về: (1) tổ chức và quản lý lớp học,
(2) xây dựng không khí lớp học và (3) xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh.
1.3.2. Nội dung nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc
Dựa trên cơ sở lý luận về xây dựng lớp học hạnh phúc, nghiên cứu xin xác định các nội dung khảo sát nhận thức của giáo viên về xây dựng lớp học hạnh phúc cụ thể như sau:
1.3.2.1. Nội dung nhận thức của giáo viên về tổ chức và quản lý lớp học
Cấu trúc lớp học là tiền đề của hoạt động giáo dục. Để một lớp học cóthể vận hành tốt cần có các nguyên tắc như kỷ luật, phân bố hoạt động học tập và vui chơi đồng đều và xen kẽ nhau. Ngoài ra cũng cần có các phương thức giao tiếp giữa giáo viên – học sinh. Cùng với
sự bình đẳng xã hội, một lớp học cũng cần phải được thiết kế để có thể hỗ trợ những học sinh có nhu cầu
- Tổ chức hoạt động học và chơi xen kẽ nhau.
- Tăng cường độ tương tác với học sinh thông qua các câu hỏi gợi ý. - Tổ chức các hoạt động thảo luận giữa học sinh với nhau.
- Giáo viên phản hồi ý kiến của học sinh. - Giáo viên khen ngợi khi học sinh phát biểu. - Lớp học bình đẳng.
- Lớp học không có bạo lực học đường, tẩy chay và cô lập. - Mọi học sinh đều là một phần của lớp học.
Một lớp học hạnh phúc cần phải có bầu không khí khỏe mạnh tâm lý chotất cả mọi người. Trong đó cần phải có sự bình đẳng và tôn trọng nhau….Thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên trong một lớp là điều rất cần thiết, hoạt động học tập là hoạt động chính ở trường, ngoài ra giáo viên cần tổ chức hoạt động chơi xen kẽ với các mục tiêu học tậpđã đề ra. Tăng cường hoạt động nhóm tạo cơ hội cho các học sinh được tươngtác cùng nhau, cùng xây dựng phát triển bài học thông qua các câu hỏi . Cho học sinh thảo luận và xử lý tình huống thực tế từ bài vừa học, giúp học sinh có cơ hội găn kết với nhau, cùng nhau suy nghĩ và phát biểu. Sau khi học sinh đưa ra các câu trả lời, giáo viên cần phải phản hồi lại học sinh, có thể khích lệbằng vỗ tay hoặc khen trước tập thể lớp, đối với học sinh có câu trả lời chưa hoàn chỉnh, giáo viên sẽ bổ sung và khích lệ lần sau, tránh đưa ra lời nhận xétgay gắt. Sẽ có nhiều tình huống xãy ra trong lớp học, có thể là tình huống vui vẻ, cũng có thể là tình huống xích mích giữa các học sinh với nhau, vì vậy vấn đề giữ lớp học đoàn kết không xãy ra bạo lực là yếu tố cần thiết trongviệc xây dựng lớp học
hạnh phúc. Một tập thể có thể từ 30 đến 35 em họcsinh, mỗi học sinh mang một màu sắc riêng lẻ, giáo viên là người sẽ kết nối những màu sắc riêng lẻ này thành một thể thống nhất, cùng nhau học tập, cùng nhau tiến bộ. Để quản lí tốt một lớp học, cần có những nguyên tắc rõ ràng được xác lập ngay từ đầu với học sinh, thông qua ý kiến của các thành viên trong lớp học đó.
1.3.2.2. Nội dung nhận thức của giáo viên về sự phát triển nhân cách của học sinh Học sinh ý thức bản ngã của mình, được thể hiện rõ nhất khi các em tự đánh
giá về điểm mạnh và điểm yếu của mình, về những giá trị mà mình mong muốn hướng đến. Các em học sinh biết so sánh mình với người khác và đánh giá người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để trẻ noi gương những người tốt, việc tốt. Thường hay nói rằng gieo gì thì gặt nấy, gieo mầm hi vọng sẽ gặt hái thành công, mỗi đứa trẻ là một trang giấy trắng tinh khôi, khi trẻ bước chập chững những bước chân đầu tiên vào môi trường mẫu giáo, rồi dần dần đến tiểu học, giai đoạn này trẻ vẫn còn non nớt, tâm hồn trong trẻo, nhân cách cũng đang trong giai đoạn bồi dưỡng và hoàn thiện, vì vậygiáo viên dạy học trong lứa tuổi này (tuổi tiểu học) như một người mẹ thứ hai của mỗi đứa trẻ. Con người từ khi sinh ra, bản thân không được trang bị sẳn cái gọi là nhân cách, qua thời gian rèn dũa học tập của mỗi cá nhân mà được hình thành. Qúa trình phát triển nhân cách được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của mỗi trẻ. Córất nhiều hoạt động có thể góp phần xây dựng nên một nhân cách, trong đó kểđến là yếu tố giáo dục, đây là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội. Cho đến thời điểm này, trẻ
em vẫn luôn là điều quan tâm hàng đầu, chúng ta bắt dầu học tập nước ngoài, tham khảo, xây dựng, học hỏi nhiều phương phápgiảng dạy tích cực vì một mục đích chung là xây dựng môi trường học hạnh phúc góp phần kiến tạo hoàn thiện nhân cách của học sinh.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về xâydựng lớp học hạnh phúc