Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thứccủa giáoviên vềxây dựnglớp họchạnh

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên tiểu học thành phố biên hòa về xây dựng lớp học hạnh phúc. (Trang 44 - 47)

1.4.1. Kiến thức của giáo viên

Trên thực tế, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hầu hết các thế hệ thầy côgiáo trước đây chưa được hướng dẫn một cách cụ thể về mô hình lớp học hạnh phúc, cũng chưa có một giáo án chuẩn về xây dựng lớp học hạnh phúc để giáo viên được tập huấn, tuy nhiên con người chúng ta từ già trẻ, lớn bé, bất kì người có địa vị nào trong xã hội đều có những mưu cầu hạnh phúc nhất

định, nhưng từ còn thuở nhỏ, khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường lại ít được hướng dẫn về điều nay. Vậy ở đây đặt ra một vấn đề nan giải: Làm sao giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc? Hầu hết làkhông hoặc nó chỉ dừng ở mức độ, biết, có nghe nói tới nhưng chưa bao giờ đi sâu vào tìm hiểu, hoặc có tìm hiểu nhưng điều kiện môi trường thực tế chưa phù hợp để xây dựng thành cơ cấu chung để được phổ biến rộng rãi. Xétvề mặt kiến thức chuyên môn sư phạm, các thầy cô đều được trau dồi, đào tạokĩ lưỡng bài bản, nghề giáo là một trong những nghề đòi hỏi rất cao năng lực chuyên môn và cả những kỹ năng mềm, những nghiệp cụ nghề nghiệp khác. Đổi lại là một ngành nghề nào khác họ chỉ cần giỏi về chuyên ngành của họ, nhưng nếu là một giáo viên cái chúng ta cần có gần như nhiều hơn hai chữ chuyên môn, vì nghề giáo là đào tạo lại thế hệ măng non, dạy lại một con

người khác, có thể nói giáo viên vừa là những người trực tiếp hình thành nên trình độ năng lực cũng chính là những người tác động trực tiếp đến công cuộchình thành nhân cách của một con người.

1.4.2. Kinh nghiệm của giáo viên

Là một người giáo viên, hầu như họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp học của mình, về tất cả học sinh do giáo viên phụ trách. Trong những giờ lên lớp, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm kiêm thêm vai trò là người “mẹthứ hai” của các em học sinh, luôn gần gũi, quan sát mọi hoạt động diễn ra trong phạm vi trường học. Để làm tốt vai trò của một giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy và các kỹ năng xử lý tình huống là hai yếu tố song hành với nhau. Mỗi giờ lên lớp không chỉ là truyền tải nội dung bài học mà còn cần tạo ra bầu không khí thoải mái, nhưng hiện nay số lượng giáo viên có đủ kinh nghiệm để duy trì được một lớp học trong không khí vui vẻ và hạnh phúc không thực sự nhiều, họ chỉ có thể duy trì được một khoảng thời gian ngắn nhất định như 15 phút đầu giờ, hay gần cuối giờ học, vì còn nhiều trở ngại về mặt quy định chung và các quy chế của nhà trường.

1.4.3. Điều kiện cơ sở vật chất

Với mô hình trường học ở Việt Nam, sẽ là khó khăn để giáo viên có cơ hội nhận ra các phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dụctích cực, cụ thể là lớp học hạnh phúc có gì trở ngại và tiến bộ khi họ không cócơ hội được làm thử. Ở một số trường tiểu học liên kết quốc tế đã xây dựng mô hình này và họ tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giáo viên của mình tiếp cận được với quy trình về lớp học hạnh phúc, giúp các giáo viên có nhận thức đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương châm tạo nên mộtlớp học thoải mái, tôn

trọng quyền cá nhân của học sinh. Tuy nhiên số trườnghọc đi theo hướng mở không nhiều, hiện vẫn còn rất nhiều trường tiểu học ápdụng phương pháp học tập giảng dạy truyền thống, dù có những giáo viên muốn tạo không khí lớp vui vẻ nhưng sẽ bị đánh đồng với việc làm ồn đếncác lớp học bên cạnh, giữ gìn lớp học trật tự được đưa vào đánh giá năng lực đứng lớp của giáo viên, vì vậy khi các quy định về lớp học còn giữ tính kỹ luật theo hướng truyền thống sẽ là khó khăn cho giáo viên tiếp cận đến môi trường “Lớp học hạnh phúc”.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của đề tài như khái niệm nhận thức, xây dựng lớp học, xây dựng lớp học hạnh phúc và nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc cũng như đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức. Trong đó khái niệm chính của đề tài nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc đã được định nghĩa và thao tác hóa.

Chương 1 cũng đã xác lập các biểu hiện của nhận thức của giáo viên tiểuhọc về xây dựng lớp học hạnh phúc được chia thành 4 nhóm nhận thức: (1) vềtổ chức và quản lý lớp học, (2) về xây dựng không khí lớp học, (3) về xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc học đường bao gồm: kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên, nhân cách của giáo viên, kinh nghiệm của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất. Những nội dung lý luận này sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên tiểu học thành phố biên hòa về xây dựng lớp học hạnh phúc. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w