Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nhâm xuân tiến, đông hưng, thái bình (Trang 27)

Theo Nguyễn Như Pho (2002) [10], lợn Yorkshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do chữa chạy kịp thời nên khỏi 100%, song đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [4], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 - 23,33%.

Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001) [2], khi lợn mắc bệnh viêm tử cung thụt rửa tử cung bằng rivanol 0,1% mỗi ngày một lần, mỗi lần 50 – 100 ml. Sau đó dùng kết hợp các loại thuốc sau:

+ Tiêm bắp, kanamycin liều 10 mg/kg TT/ngày, ngày 2 lần. + Tiêm bắp, gentamycin 4 UI/kg TT/ngày.

+ Kanamycin bôi ngày 1 - 2 lần. Đồng thời kết hợp với thuốc bổ trợ vitamin C, B... cafein cho kết quả tốt.

Theo Nguyễn Huy Hoàng (2014) [7], điều trị viêm vú nên kết hợp với các biện pháp:

+ Chườm đá lạnh vào bầu vú viêm. Tiêm thuốc chống viêm như

Prednizolon, Hydro - Cortizone.

+ Dùng Novocain tiêm ven tai, tiêm chỗ giáp nhau giữa hai bầu vú và phần sườn của lợn, tiêm nhắc lại sau một ngày.

+ Dùng kháng sinh streptomycin, penicillin, ampicillin, lincomycin… liều đạt trên 200.000-500.000 UI, mỗi loại trên một lần tiêm cho 1 - 2

lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

Phạm Sỹ Lăng và cs. (2003) [8], Tiêm oxytocin 20 - 40 UI/con/ngày để dạ con co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài.

+ Thụt rửa tử cung âm đạo bằng Iodine 0,1%: 75 ml pha với 4 lít nước đun sôi để nguội.

Ngoài ra, nên dùng Hanprost hoặc Cloprostenol tiêm 0,7 ml/nái. Tiêm 4 giờ sau đẻ để gây co bóp mạnh ống sinh dục tống sạch nhau và đẩy dịch ứ trong tử cung ra ngoài, đồng thời tăng tiết Prolactin để kích thích tiết sữa, tăng sản lượng sữa.

Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2001) [26], cho biết, các loại kháng sinh:

+ Benzin Penicillin: 1.000.000 UI + Gentamycin: 200.000 UI

Điều trị viêm tử cung ở lợn, đạt hiệu quả cao.

+ Dùng viên nén chlotetracylin: 1 viên đặt vào tử cung.

Điều trị nhiễm trùng đường sinh dục sau đẻ, viêm tử cung, lộn tử cung, sát nhau.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

- Ở Cuba các bác sĩ thú y sử dụng dung dịch Lugol 5% và dùng thuốc neometrina đặt để điều trị bệnh viêm tử cung cho kết quả điều trị cao

- Ở Pháp Pierre Branillet và Beruard Faralt (2003) [23], đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú.

- Dixensivi Ridep (1997) [20], dùng rivanol 1% để thụt rửa tử cung đạt kết quả cao và không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gia súc.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện quy trình

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nái sinh sản nuôi tại trại.

3.1.2. Địa điểm và thời gian thực hiện quy trình

- Địa điểm: Trại chăn nuôi CP Nhâm Xuân Tiến, Xã Đông Á, Huyện

Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình.

- Thời gian tiến hành: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2020 đến ngày 02

tháng 6 năm 2021.

3.2. Nội dung thực hiện quy trình.

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.

3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại. - Số lượng lợn được tiêm vắc xin phòng bệnh.

- Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh. -Số lượng lợn con được can thiệp thủ thuật.

3.3.2. Phương pháp thực hiện các chỉ tiêu

3.3.2.1. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản tại trang trại.

* Công việc hàng ngày: -Chuồng đẻ:

+ Nhận ca: kiểm lợn có bị đè chết hay không và kiểm tra quạt gió, bóng đèn. Kiểm tra nhiệt độ đầu chuồng (nhiệt độ thích hợp đầu chuồng là 27oC).

+ Lật máng rồi vệ sinh máng ăn và cho lợn nái ăn theo khẩu phần. Nái chửa cho ăn 2 bữa/ngày, nái nuôi con cho ăn 3 bữa/ ngày. Bón cám cho lợn bỏ ăn (cho ít nước trộn với cám để lợn dễ nuốt và ăn thấy ngon miệng hơn). + Thay thảm lót bẩn vào đầu buổi sáng và buổi chiều cho ra bể ngâm sát trùng, hoặc ngâm nước vôi.

+ Lau máng và tra cám lợn con tập ăn, mỗi lần tra ít một, lúc nào hết lại tra tiếp.

+ Hót phân cho vào bao và cuối giờ chiều chở ra phía ngoài chuồng.

+ Rắc vôi, quét 3 đường hành lang, cuối chuồng.

+ Vắt sữa của lợn nái sắp đẻ và đang đẻ (sữa đầu) để bón cho lợn con nhỏ không tranh bú được.

+ Xua lợn con nằm trong ngăn úm ra để bú uống sữa lợn mẹ. + Đỡ đẻ cho lợn nái: Lau vú (nếu bẩn), lau mông, lau sàn: 2 chổi, 1 chổi để lau ô lợn bình thường, 1 chổi lau ô lợn bị tiêu chảy và lợn có vấn đề.

+ Cho lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng khi được 3 ngày tuổi và 5 ngày tuổi.

+Mài nanh, cắt đuôi cho lợn con được 3 ngày tuổi.

+ Phun thuốc sát trùng ngày 2 lần vào 9h sáng trong chuồng và 17h khu vực ngoài chuồng.

+ Xả vôi 2 ngày một lần vào cuối buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. + Tiêm kháng sinh cho lợn nái vừa đẻ xong (tiêm liên tục 3 ngày) vào buổi sáng + điều trị lợn nái viêm.

+ Điều trị lợn còi, lợn viêm phổi, viêm khớp vào buổi sáng. Điều trị lợn tiêu chảy vào buổi chiều.

+ Đếm lợn con và ghi vào sổ theo dõi vào cuối ngày. + Chỉnh lại số liệu bảng cám vào cuối ngày.

-Chuồng nái có chửa (chuồng bầu)

+ Hót phân vào bao cho lên xe chở phân cho ra ngoài vào cuối ngày.

+ Trở cám, lật máng, rửa máng, tra cám, nái chửa cho ăn 1 bữa/ngày.

+ Tiến hành thử lợn nái cai sữa chuẩn bị cho lên giống (trong vòng 4 ngày từ khi chuyển từ chuồng đẻ về).

+ Phối những con lợn nái đã có biểu hiện động dục.

+ Tắm cho lợn đầu giờ chiều lúc mùa hè, xịt máng, xịt gầm, đổ vôi nền chuồng vào thứ 3, thứ 5.

+ Kiểm tra lợn có triệu chứng bệnh không.

* Công việc hàng tuần

+ Cai sữa tuần 2 lần vào thứ 3 và thứ 7 + Thiến lợn con vào thứ 4 và chủ nhật + Tổng vệ sinh cả trại vào thứ 5

Chuẩn bị lên chuồng đẻ Có các bước sau:

NGÀY

Gom hết cám thừa của lợn nái. Gom hết tất cả những vật dụng ra ngoài. Xịt rửa lớp phân về mặt đan và khung chuồng. Tháo đan nhựa và chuyển ra bể để ngâm. Vệ sinh trần. Chà rửa khung chuồng bằng xà phòng. Lật đan bê tông và xịt rửa đan cho sạch.

1-2 Xịt nước và chà rửa máng ăn. Cào gầm, thông đường mương toát

nước. Xịt rửa về sinh sạch dưới nền và gầm chuồng. Kiểm tra và bảo trì toàn bộ hệ thống chuồng trại. Xịt rửa toàn bộ chuồng bằng nước sạch. Xịt sát trùng lần 1, khóa cửa ngỉ chuồng 1 ngày. Chà rửa khung đan nhựa. Sơn chống rỉ cho khung chuồng. Đưa khung, đan nhựa tiến hành ráp đan.

3 Xịt sát trùng lần 2 và khóa cửa nghỉ chuồng

4 Khóa cửa nghỉ chuồng

5 Phun vôi và khóa cửa nghỉ chuồng

Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ

Chuẩn bị lồng úm và tấm thảm lót, máng tập ăn, (ngâm lồng úm và thảm lót, máng tập ăn 1h trong nước, sau đó chà rửa bằng xà phòng, xịt lại bằng nước sạch, xếp gọn gàng và phơi khô, phun sát trùng với tỉ lệ 1/200.

Chuyển heo lên chuồng đẻ

Các bước chuyển heo lên chuồng đẻ

Bước 1: Đánh số thứ tự theo ngày đẻ dự kiến trên lưng heo

Khi lùa heo lên chuồng đẻ phải lùa theo thứ tự đánh số, lùa hết số nhỏ đến số lớn hơn. Đưa heo lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5-7 ngày.

Bước 2: Tắm heo sạch sẽ trước khi lên chuồng đẻ

Bước 3: Xịt sát trùng trước khi đưa nái và chuồng đẻ (tỷ lệ 1/3200) Chương trình thức ăn cho heo

+ Giai đoạn lợn nái hậu bị:

Lợn ở giai đoạn này được chọn lọc kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ các con giống của trại.

Mức cho ăn: 2,2 kg/con/ngày, loại cám 567SF, kết hợp thường xuyên kiểm tra ngoại hình để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

+ Giai đoan lợn nái chửa

Nái mang thai chia làm 2 giai đoạn: -Nái chửa kỳ 1 (từ tuần 1 đến tuần 13)

Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm.

Chuồng trại nuôi lợn nái chửa kỳ 1 phải đảm bảo luôn thoáng mát, nhốt riêng mỗi con 1 ô chuồng.

Thức ăn cho lợn là cám 566SF. Mỗi con cho ăn 1,6 – 2.5kg/con/ngày. -Nái chửa kỳ 2 (từ tuần 15 đến khi đẻ):

Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Bào thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con đạt được chủ yếu là nhờ sự phát triển trong giai đoạn này.

cho ăn 1 lần trong ngày.

Bảng 3.1: Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái có chửa Loại lợn

Đực hậu bị Đực khai thác Nái hậu bị chờ phối Nái cai sữa

Nái mang thai

Nái hậu bị mang thai

Nái dạ mang thai

Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố nấm mốc và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng phải ổn định liên tục.

Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển. -Công tác chăm sóc lợn nái chửa

Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng trộn thuốc BMD vào cám cho heo nái ăn.

-Chuồng trại:

Bố trí chuồng trại sao cho khu nuôi dưỡng nái mang thai được yên tĩnh, ít bị kích động bởi các hoạt động khác trong trại.

Chuẩn bị lồng úm trước 3 ngày: ổ úm phải kín gió, bóng đèn sưởi, thảm lót, đảm bảo nhiệt độ 33-35 độ. Kiểm tra nhiệt độ chuồng ít nhất 2 lần/ngày,

tạo nhiệt độ chuồng thích hợp 24-28 độ, tốc độ gió trong chuồng 0,8- 2,2m3/nái/phút. Chất lượng nước sạch không nhiễm bẩn, đáp ứng đủ nhu cầu

cho heo (nái chờ đẻ 12-15 lít/nái/ngày, nái nuôi con >40 lít/nái/ngày)

Bảng 3.2: Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ Trước/sau ngày đẻ Trước đẻ 4 ngày Trước đẻ 3 ngày Trước đẻ 2 ngày Trước đẻ 1 ngày Ngày đẻ Sau đẻ 1 ngày Sau đẻ 2 ngày Sau đẻ 3 ngày Sau đẻ 4 ngày Sau đẻ 5 ngày Quy trình đỡ đẻ

- Người đẻ cần cắt móng tay và rửa sạch tay trước khi đỡ đẻ, khi thai ra tiến hành các công việc đỡ đẻ như sau:

- Lau dịch nhờn: một tay cầm chắc mình lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn con, tạo điều kiện cho lợn hô hấp thuận lợi và tránh cho lợn bị cảm lạnh.

-Xử lý rốn: bôi cồn vào rốn cho lợn con sau khi lau khô.

- Đẻ được 4 - 5 con thì cho ra bú sữa đầu (con đầu đẻ được 15 phút thì cho ra để bú sữa đầu, kích thích lợn mẹ đẻ).

- Mài nanh: Dùng máy mài nanh, số nanh phải mài là 8 cái, trong đó gồm 4 răng nanh và 4 răng cửa sau. Không mài nanh quá nông vì mài nông răng vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương vú lợn mẹ khi lợn con bú, mài quá sâu (sát lợi) dễ gây viêm lợi cho lợn con.

- Cắt đuôi: Để tránh hiện tượng cắn đuôi nhau nên cắt đuôi cho lợn con mới sinh ra trong vòng 24 giờ để giảm stress cho lợn con. Sử dụng kéo bấm đã sát trùng để cắt đuôi lợn hoặc dùng kéo điện đã cắm điện.

-Lợn con 5 - 6 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

-Lợn con 7 ngày tuổi trở lên tiến hành cho ăn cám sữa sau đó cho ăn 550SF.

-Lợn con từ 16-18 ngày tiến hành làm vắc xin Mycoplasma 2ml/con, Circo 1ml/con.

-Lợn con được 21 ngày tiến hành cai sữa Quy trình chăm sóc heo nái sau khi đẻ

Vệ sinh cho heo nái sau khi đẻ xong (pha nước sát trùng 1/3200 lau sàn, vú heo), làm báo cáo đẻ (ngày đẻ thực tế, số con chết khi sinh, số con sông, trọng lượng), sau khi đẻ xong tiêm 3 mũi oxytocine trong 3 ngày liên tiếp + 2 mũi kháng sinh LA (1 mũi ngày đẻ, 1 mũi sau khi đẻ 1 ngày). Kiểm tra âm hộ của heo nái sau khi đẻ thật kỹ để xem có xót nhau hay con hay không.

Các công việc trong 1 ngày tại chuồng đẻ được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.3 Lịch làm việc hằng ngày trên chuồng đẻ

Công việc

Sáng 7h: Giao ca, tra cám, vét cám thừa, tra cám chiều

8h: Vệ sinh hành lang lối đi, rắc vôi bột lối đi, xịt gầm bằng sát trùng tỷ lệ 1/3200. Lau máng lợn con, tra cám lợn con.

10h: Đập lợn dậy kiểm tra lợn, cào phân

Chiều 13h: Lau sàn (lợn mới đẻ xong, sau khi bấm thiến, vệ sinh những

ô bị tiêu chảy, bẩn do dính phân mẹ)

15h30’: Cho lợn ăn, vét cám thừa, tra cám tối 16h: Điều trị heo, ra phân,, giao ca

Tối 17h30’: Giao ca, vắt sữa cho heo còi

22h: Cho heo ăn, vét cám thừa

1h: Đập heo dậy kiểm tra heo, cào phân. 7h : Giao ca

3.3.2.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại chăn nuôi CP Nhâm Xuân Tiến xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình * Quy trình vệ sinh chuồng xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng, để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng, Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng.

Khi ra vào trại, tất cả mọi người đều phải đi qua phòng sát trùng, trước khi xuống trại phải thay bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ, khẩu trang) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Hiện nay, trại áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào - cùng ra”, trong đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch, phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi đưa đàn mới lên đẻ. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác.

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, Trại đã sử dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nhâm xuân tiến, đông hưng, thái bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w