+ Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua sổ sách ghi chép tại trại. + Thu thập số liệu sơ cấp: theo dõi trực tiếp trên đàn lợn nái sinh sản,
đọc thẻ nái và ghi lại các thông tin về các chỉ tiêu năng suất sinh sản. - Cách tính toán các chỉ tiêu:
Theo dõi lượng thức ăn lợn nái sử dụng ở các giai đoạn bao gồm: chờ phối, thời kỳ mang thai và thời kỳ nuôi con bằng cách cân thức ăn của lợn nái hàng ngày cho ăn theo các giai đoạn. Cân tổng khối lượng thức ăn tập ăn của lợn con từ khi tập ăn đến khi cai sữa. Từ đó, tính toán tiêu tốn thức ăn của lợn con như sau:
Thức ăn cho lợn nái (kg) + Thức ăn tập ăn (kg) TTTĂ/ kg lợn con cai sữa =
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Thức ăn lợn nái = thức ăn chờ phối + thức ăn mang thai + thức ăn nuôi con.
Công thức tính toán các chỉ tiêu.
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =
Tỷ lệ lợn khỏi (%) =
Tỷ lệ tiêm phòng (%)=
Tỷ lệ chết (%)
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại.
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại qua 3 năm 2019 - 6/2021 STT 1 2 3 4 Tổng
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Cơ cấu đàn lợn tính đến tháng 6/2021 gồm có 37 lợn đực giống, 2450 lợn nái sinh sản, 120 lợn hậu bị và 21500 lợn con.
Từ năm 2019 đến tháng 6/2021 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lợn nái có xu hướng tăng theo các năm. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng con lợn nái được theo dõi hàng ngày về các chỉ tiêu như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến ngày đẻ thực tế…được ghi trên thẻ gắn tại mỗi chuồng nuôi. Số lợn đực giống thay đổi không nhiều. Lợn đực giống kém chất lượng sẽ bị loại thải.
4.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trại NhâmXuân Tiến Xuân Tiến
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng theo dõi 12 1 2 3 4 5 Tổng
Qua bảng 4.2 cho thấy tổng đàn lợn nái sinh sản em được phân công chăm sóc nuôi dưỡng qua 6 tháng thực tập tại trại là 311 con. Trong đó số giống lợn Yorkshire và Landarace có số lượng lần lượt là 151 và 160 con.
4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Nhâm Xuân Tiến, huyệnĐông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Bảng 4.3: Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Tháng trong năm 12 1 2 3 4 5 Tổng
Qua bảng 4.3 cho thấy: tổng số lợn nái phải theo dõi là 311 con, trong đó có 299 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 96,15%, có 12 nái đẻ khó phải can thiệp
yếu đẻ trên 8 lứa. Đối với lợn nái đẻ lứa 1 và 2 bị mắc bệnh là do đường sinh dục còn hẹp trong quá trình sinh đẻ niêm mạc đường sinh dục dễ bị tổn thương. Lợn nái đẻ trên 8 lứa bị mắc bệnh là do lợn đã già sức đề kháng giảm, sức rặn yếu cần phải can thiệp bằng tay.
4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinhsản của trại sản của trại
4.3.1. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùngtại trại tại trại
Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trang trại chăn nuôi của công ty CP. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Nhâm Xuân Tiến, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khi chăn nuôi. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại
STT
1
2 3
Qua số liệu bảng 4.4 Có thể thấy trong thời gian gần 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ cao từ 100% so với số công việc được giao. Việc vệ sinh, chuồng trại hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên 2 lượt/ngày. Phun sát trùng định kỳ xung quanh trại cũng được trại thực hiện đều đặn 2 ngày/tuần, Phun sát trùng chuồng trại được phun định kỳ 1 lần/ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Việc tắm sát trùng cũng được thực hiện nghiêm ngặt 1 lượt/ngày. Qua đó, tôi đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
4.3.2. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho lợn tại trại
Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nái nhằm tạo ra trong cơ thể từng con một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút tăng sức đề kháng, chống lại mầm bệnh cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình chăm sóc hỗ trợ điều trị phòng bệnh cho đàn lợn con tại trang trại.
Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.5
Bảng 4.5: Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho lợn
Stt Thuốc và vắc xin
1 Tiêm vắc xin dịch tả
lợn
2 Tiêm vắc xin pavo
3 Tiêm vắc xin PRRS
4 Tiêm vắc xin FMD
Qua bảng 4.5 cho thấy:
Trong quá trình thực tập em cùng kỹ thuật trại đã tiêm phòng vắc xin cho lợn. Lợn nái mang thai và lợn nái hậu bị được tiêm phòng các loại vắc xin như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh, và khô thai đạt kết quả cao từ 96,93 - 100%.
4.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
Bảng 4.6 Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái sinh sản Chỉ tiêu Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Mất sữa Sát nhau Viêm khớp
Qua bảng 4.6 cho thấy: trong các bệnh hay gặp ở đàn lợn nái thì bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 3,22%, tiếp đến là viêm khớp chiếm tỷ lệ 2,90% và thấp nhất là bệnh viêm vú chiếm 1,60%. Sở dĩ tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do đàn lợn nái nuôi tại trại thuộc các dòng nái ngoại có năng suất sinh sản cao nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta, cũng như chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt.
Mặt khác, quá trình phối giống bằng thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển. Hai là quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó, tay người đỡ đẻ và dụng cụ không đảm bảo vô trùng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm.
Tiếp theo tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp chiếm 2,90%. Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn, các yếu tố khác gây què ở lợn thường liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, thoái hóa xương và các thay đổi khớp, do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh hoặc do kế phát từ một số bệnh, vi khuẩn theo máu đến khớp hình thành bệnh viêm khớp
Tỉ lệ mắc bệnh viêm vú chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,60%. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm vú bị tổn thương làm cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh, ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh như sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, sốt sữa….vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh.
Ngoài ra lợn con mắc các bệnh khác như mất sữa, sát nhau. Tuy nhiên với tỉ lệ không cao cụ thể: tỉ lệ lợn mất sữa chiếm 2,25% và sát nhau là 2,57%.
4.3.4. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái
Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái Chỉ
tiêu
Thuốc điều trị, liều lượng Tên
bệnh
+CP_CIN: 5ml/con.
Sát nhau +Truyền nước muối sinh lý 0,9%
+Thụt rửa bằng Amoxycilin 2 lần /ngày.
+Pendistrep: 1 ml/10 kg TT/ 1 ngày/1lần hoặc tiêm
Viêm tử vetrimoxinLA: 1 ml/10 kg TT/1
cung ngày/1 lần
+ CP_CIN 20: 5 ml/con + Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT
Mất sữa + Không điều trị
+ Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước lạnh
Viêm vú + Toàn thân: Tiêm Analgin:
(1 ml/10 kg TT/1lần/ngày). Tiêm Pendistrep LA: (1 ml/10 kg TT/1lần/2ngày).
+PendistrepLA:1ml/10kgTT/ngày
Qua bảng 4.7 cho thấy: em đã trực tiếp theo dõi, phân tích nguyên nhân gây bệnh và cùng với cán bộ của trại thực hành điều trị một số bệnh như sau:
Bệnh sát nhau có kết hợp dùng Oxytocin, thụt rửa bằng Amoxycinlin cộng với truyền nước muối sinh lý. Những trường hợp nhau khó bong ra thì phải móc nhau. Trong quá trình theo dõi có 8 nái bị bệnh và tỉ lệ khỏi là 87,55%
Trong tổng số 10 nái được điều trị bệnh viêm tử cung thì chỉ điều trị khỏi được 8 nái đạt 80 %. Kết quả này do 1 số trường hợp nái quá già (nái lứa thứ 12) và bị viêm nhiều lần nên không chữa khỏi hoặc nái bị viêm lại sau quá trình chăm sóc. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, chúng em thấy có những con bị bệnh khi điều trị khỏi thường không động dục trở lại hoặc có trường hợp phối chửa nhưng thường đẻ non và sảy thai, những con này là phải loại thải.
Theo kết quả trong số 5 nái bị viêm vú, điều trị khỏi 4 lợn nái, đạt 80 %. Biện pháp điều trị được áp dụng: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), tiêm Analgin kết hợp với tiêm Pendistrep LA (toàn thân). Kết quả điều trị có 2 nái không khỏi là do lợn nái bị viêm vú quá lâu mức độ tổn thương nặng nên quá trình điều trị không khỏi.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở lợn nái là 88,89%, trong đó có 9 lợn nái bị bệnh và khỏi là 8 con lợn nái. Những con không khỏi thường là những con bị viêm khớp nặng lâu ngày dẫn đến liệt, yếu và sau đó sẽ bị loại thải.
Bệnh mất sữa ở lợn nái trong quá trình tự mình chăm sóc, nuôi dưỡng không điều trị do đó tỷ lệ khỏi là 0,00%. Đối với bệnh này cần tập cho lợn con ăn cám sữa, cám cháo đồng thời tiến hành cai sữa sớm cho lợn con. Trong trường hợp lợn con còn quá nhỏ có thể đổi lợn con có trọng lượng lớn hơn cho lợn mẹ mất sữa, ít sữa nuôi một thời gian sau đó tiến hành cai sữa sớm cho lợn.
4.3.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại
Trong 6 tháng thực tập tại trại ngoài thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học, em còn tham gia thực hiện một số công tác khác tại trại kết quả được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8: Kết quả một số công tác khác
TT Nội dung
1 Đỡ đẻ cho lợn
2 Xuất lợn con
3 Truyền dịch cho lợn nái
4 Thiến lợn con
5 Mài nanh, cắt đuôi cho lợn con
Qua bảng 4.8 cho thấy:
Trong thời gian thực tập tại trại, bản thân em đã tham gia vào công tác đỡ đẻ và chăm sóc lợn nái sinh sản, lợn con nên mọi công việc em đều cố gắng hoàn thành đạt tỉ lệ 100 %. Các công việc ngoại khoa như: mài nanh, cắt đuôi lợn con, thiến hoạn lợn… em đã làm đúng thao tác, đúng kỹ thuật.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau 6 tháng thực tập tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, Đông Hưng, Thái Bình em có một số kết luận sau:
+ Công tác phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại chăn nuôi
- Công tác vệ sinh chuồng trại, quét và rắc vôi hàng ngày, đạt tỷ hiệu quả 100%
- Công tác phun sát trùng lượt/ngày do không tham ra được hết tất cả các khâu, các ngày trong tuần lên kết quả chỉ đạt được 90%
+ Công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn
- Được thực hiện thường xuyên và tích cực, có tình thần trách nhiệm nên khối lượng công việc đạt hiệu quả 100%
+ Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái
- Lợn nái bị mắc bệnh sản khoa là khá cao, kết quả điều trị khỏi các bệnh trên lợn nái sinh sản là: sát nhau 87,55%, viêm tử cung 80,00%, viêm vú 80,00%, viêm khớp 88,89%.
+ Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái tại trại chăn nuôi
- Trong thời gian 6 tháng thực tập em đã tham gia trực tiếp hỗ trợ một số công việc tại trại như: Đỡ đẻ, thiến, cắt đuôi, mài nanh, xuất lợn, tổng vệ sinh chuồng trước và sau trống chuồng đạt tỷ lệ hiệu quả là 100%.
5.2. Kiến nghị
- Trại lợn cần chủ động và quan tâm hơn nữa trong quy trình vệ sinh phòng bệnh, và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và lợn con mắc hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, viêm vú.
sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ hợp lí kịp thời và khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn.
- Trại cần tiếp tục phát triển đàn lợn giống ngoại để cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm cho thị trường.
- Điều chỉnh quạt, dàn mát phù hợp theo mùa để điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp, tránh để lợn con bị quá lạnh hoặc quá nóng.
- Cần nâng cao tay nghề cũng như là trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư của trại cũng như công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất đạt kết quả cao trong sản xuất.
- Ban lãnh đạo nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y tiếp tục cho các em sinh viên khóa sau về các trại cơ sở để thực tập để tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
2. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001) Phòng và trị lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu sạch để xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
3. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội
4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
5. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tìnhphía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp
6. Duy Hùng (2011), “Bệnh viêm vú ở lợn nái”, Báo nông nghiệp Việt Nam.
7. Nguyễn Huy Hoàng (2014), Tự điều trị bệnh cho heo, Nxb Phương