Trên thực tế, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hầu hết các thế hệ thầy côgiáo trước đây chưa được hướng dẫn một cách cụ thể về mô hình lớp học hạnh phúc, cũng chưa có một giáo án chuẩn về xây dựng lớp học hạnh phúc để giáo viên được tập huấn, tuy nhiên con người chúng ta từ già trẻ, lớn bé, bất kì người có địa vị nào trong xã hội đều có những mưu cầu hạnh phúc nhất
định, nhưng từ còn thuở nhỏ, khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường lại ít được hướng dẫn về điều nay. Vậy ở đây đặt ra một vấn đề nan giải: Làm sao giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc? Hầu hết làkhông hoặc nó chỉ dừng ở mức độ, biết, có nghe nói tới nhưng chưa bao giờ đi sâu vào tìm hiểu, hoặc có tìm hiểu nhưng điều kiện môi trường thực tế chưa phù hợp để xây dựng thành cơ cấu chung để được phổ biến rộng rãi. Xétvề mặt kiến thức chuyên môn sư phạm, các thầy cô đều được trau dồi, đào tạokĩ lưỡng bài bản, nghề giáo là một trong những nghề đòi hỏi rất cao năng lực chuyên môn và cả những kỹ năng mềm, những nghiệp cụ nghề nghiệp khác. Đổi lại là một ngành nghề nào khác họ chỉ cần giỏi về chuyên ngành của họ, nhưng nếu là một giáo viên cái chúng ta cần có gần như nhiều hơn hai chữ chuyên môn, vì nghề giáo là đào tạo lại thế hệ măng non, dạy lại một con
người khác, có thể nói giáo viên vừa là những người trực tiếp hình thành nên trình độ năng lực cũng chính là những người tác động trực tiếp đến công cuộchình thành nhân cách của một con người.