nhà trƣờng đã giải quyết thành công trong các năm học qua
Cô Nguyễn Thị Ngọc H. và cô Lê Hồng Th. cùng là giáo viên trẻ đƣợc trƣờng Trung học cơ sở Tân Hiệp hợp đồng để dạy bộ môn Địa lý. Cô Ngọc H. trƣớc khi về dạy hợp đồng tại trƣờng Tân Hiệp đã có thời gian một năm dạy hợp đồng ở trƣờng khác của địa bàn Thị xã Tân Uyên. Còn cô Hồng Th. là giáo viên ra trƣờng đã bốn năm, nhƣng năm nay là năm học đầu tiên cô Hồng Th. xin đi dạy hợp đồng. Cô Ngọc H. nhỏ tuổi hơn nhƣng luôn tỏ ra mình hiểu biết hơn về chuyên môn hơn cô Hồng Th. vì đã có một năm dạy. Cô Hồng Th nghĩ mình lớn tuổi hơn cô Ngọc H. nên cũng ngại học hỏi. Sau các tiết thao giảng của giáo viên trong tổ Xã hội, Tổ trƣởng chuyên môn tổ Xã hội họp đánh giá tiết dạy và rút kinh nghiệm. Cô Ngọc H. và cô Hồng Th. chỉ vì góp ý với nhau trong tổ chuyên môn về giờ thao giảng của cô Ngọc H. mà sau đó họ
trở nên mâu thuẫn. Trong cuộc họp tổ đó, cả hai im lặng không nói gì thêm. Nhƣng khi ra ngoài tổ cả hai tỏ thái độ bất mãn với nhau. Lúc đầu còn bằng mặt không bằng lòng, nhƣng dần dần về sau cả hai thể hiện sự bất đồng quan điểm gay gắt trong tất cả mọi chuyện. Hễ có dịp là hai cô đều phản bác nhau đến mức không bao giờ thừa nhận những mặt tích cực của nhau nữa. Không khí ngày càng căng thẳng hơn, cả hai sẵn sàng nói xấu lẫn nhau, không ngại phê bình chỉ trích đối phƣơng cả những chuyện nhỏ nhặt không liên quan đến chuyên môn nhƣ: cô Ngọc H. nói cô Hồng Th. chắc không tốt đẹp gì nên đã li hôn chồng, giọng nói lí nhí khó nghe, luôn tỏ ra là đáng thƣơng tội nghiệp… Còn cô Hồng Th. nói cô Ngọc H. thích thể hiện, lúc nào cũng chụp hình với học sinh đăng facebook, viết các trạng thái đăng facebook than ế, giọng nói thì the thé khó nghe, nói chuyện thì vô duyên không để ý tâm trạng ngƣời khác có muốn nghe hay không… Tất cả các hành vi của cả hai cô đã gây bất hòa trong tổ Xã hội và trong nhà trƣờng, có nguy cơ dẫn đến làm mất uy tín nhà giáo trong cộng đồng.
Cách giải quyết vấn đề nêu trên của Hiệu trƣởng
Bước 1: Hiệu trưởng xác định các căn cứ để giải quyết mâu thuẫn giữa hai giáo viên.
Các căn cứ gồm:
Quyết định số 20/2018/TT-BGDĐT thông tư ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
Luật giáo dục số 43/2019/QH14;
Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”;
Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT: thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT: thông tư ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Nội quy của trường Trung học cơ sở Tân Hiệp năm học 2020 – 2021.
Bước 2: Hiệu trưởng xác định mục tiêu giải quyết sự việc
Với hai giáo viên: cả hai phải thấy đƣợc những khuyết điểm của mình khi làm
rạn nứt mối quan hệ ở nhà trƣờng, từ đó có ý thức trong việc xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp phù hợp.
Với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: họ phải thấy đƣợc tính nghiêm minh trong việc chấp hành luật pháp và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá, điều chỉnh bản thân cho phù hợp.
Với cha mẹ học sinh và nhân dân Tân Hiệp: giữ lấy lòng tin của cha mẹ học
sinh và nhân dân đối với những ngƣời làm công tác giáo dục.
Với bản thân Hiệu trưởng: Bản thân phải có kế hoạch đẩy mạnh công tác thanh-
kiểm tra các cấp, tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ trƣờng học nhằm tăng cƣờng kỷ cƣơng, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tƣợng tiêu cực trong các hoạt động của nhà trƣờng.
Bước 3: Hiệu trưởng giao cho tổ chuyên môn, cụ thể là tổ Xã hội xác minh sự việc
Để xác minh lại thông tin này có đúng sự thật không thì Hiệu trƣởng phân công Tổ trƣởng, tổ phó của tổ Xã hội đi xác minh sự việc tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.
Trong yêu cầu công tác kiểm tra lƣu ý việc kiểm tra cần đƣợc tiến hành tỉ mỉ, rõ ràng, tìm hiểu kĩ quá trình xảy ra mâu thuẫn của hai giáo viên. Thông qua quá trình tìm hiểu cần trả lời đƣợc các câu hỏi:
- Mâu thuẫn giữa ai với ai;
- Có tác động từ bên ngoài hay không;
- Tình trạng mâu thuẫn này diễn ra trong thời gian bao lâu; - Tính chất, mức độ của mâu thuẫn.
Việc xác minh thông tin về vụ việc liên quan cần đƣợc tiến hành hết sức khéo léo và tế nhị để tránh những thông tin đồn thổi ảnh hƣởng tiêu cực đến uy tín và mối quan hệ của cả hai giáo viên và ngƣời kiểm tra trong lúc sự việc chƣa đƣợc sáng tỏ. Nói cách khác, quá trình đánh giá cần chính xác, khách quan và công bằng.
Tổ chuyên môn quan sát, thu thập thông tin về hai giáo viên qua các nguồn thông tin khác nhau. Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của các giáo viên khác trong trƣờng về hai giáo viên này. Nếu thông tin trên là sai sự thật thì bỏ qua những lời đàm tiếu không hay, tiếp tục giúp đỡ hàn gắn mối quan hệ giữa hai giáo viên Ngọc H. và Hồng Th. để tạo đƣợc mối quan hệ hòa đồng, tốt đẹp trong tổ; gây dựng hòa khí cho các thành viên trong tổ. Nếu thông tin phản ánh của giáo viên trong tổ là đúng (ngƣời kiểm tra phải đƣa ra đƣợc các minh chứng về tính chính xác, khách quan của thông tin kết quả kiểm tra, phải đƣa ra các nhận xét, kiến nghị phù hợp) thì Hiệu trƣởng khéo léo hƣớng dẫn cho tổ trƣởng chuyên môn cách tìm ra nguyên nhân sai lệch và cách giải quyết vấn đề này.
Bước 4: Hiệu trưởng xử lý mâu thuẫn của hai giáo viên
Hiệu trƣởng trƣờng Trung học cơ sở Tân Hiệp xử lý mâu thuẫn của hai giáo viên không bằng cách trực tiếp mà bằng cách gián tiếp: Hiệu trƣởng chỉ đạo chỉ đạo tổ Xã hội xử lý nội bộ trong tổ chuyên môn, xem xét nguyên nhân, hậu quả gây ra ở mức độ nào; đồng thời chú ý đến những đóng góp của hai cô trong quá trình công tác để xem xét thêm. Tổ Xã hội tổ chức họp tổ đƣa vấn đề này ra để cùng giải quyết, tạo cơ hội để hai cô có khoảng thời gian riêng để trao đổi thêm về vấn đề mắc phải để thấu hiểu, đồng cảm và cùng nhau tìm đƣợc cách giải quyết tốt nhất thấu tình, đạt lý.
Hiệu trƣởng lƣu ý với tổ trƣởng tổ Xã hội trong công tác quản lý, kiểm tra, hỗ trợ đồng nghiệp; cũng nhƣ chƣa giải quyết và xử lý vấn đề triệt để ngay từ lúc đầu dẫn đến câu chuyện của hai cô Ngọc H. và Hồng Th. ngày một phức tạp và dẫn đến kết quả không hay. Sau buổi họp tổ, tổ trƣởng tổ Xã hội rút kinh nghiệm trong phạm vi tổ đồng thời cần nhấn mạnh: Những vấn đề khúc mắc trong chuyên môn cần nói rõ trong cuộc họp để đƣợc giải quyết triệt để, không để tình trạng khi góp ý khi họp tổ thì không chịu ý kiến, đem ra ngoài tổ để nói xấu nhau. Bên cạnh đó vấn đề xảy ra hôm nay chỉ mới dừng lại ở phạm vi nhỏ nên những giáo viên có liên quan không phép đƣợc chia sẻ nội dung này ra bên ngoài tạo dƣ luận không tốt. Và các giáo viên trong tổ ai đem ra ngoài phát tán sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu tạo ra dƣ luận không tốt sau buổi họp.
Sau đó, trong cuộc họp Hội đồng, Hiệu trƣởng rút kinh nghiệm chung về sự việc trên nhƣng không tên đích danh bất cứ một ai có liên quan. Đồng thời Hiệu trƣởng theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của hai cô này ở thời gian sau đó để có những điều chỉnh hoặc xử lý kịp thời.
Nhận định nguyên nhân thành công: Hiệu trƣởng quản lý con ngƣời thông qua việc quản lý tổ chuyên môn. Các bƣớc giải quyết của Hiệu trƣởng khá khoa học. Hiệu trƣởng dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, tháo gỡ mâu thuẫn theo trình tự đi từ thấp đến cao. Bản thân Hiệu trƣởng ban đầu không trực tiếp giải quyết mà chỉ đạo Tổ chuyên môn tìm hiểu và giải quyết nội bộ, sau cùng Hiệu trƣởng có sự rút kinh nghiệm chung trong Hội đồng sƣ phạm mà không nêu đích danh hai giáo viên liên quan. Điều này giúp cho hai giáo viên Ngọc H. và Hồng Th. nhận ra các lỗi sai của bản thân mà không mất thể diện với đồng nghiệp trong trƣờng. Với cách xử lý hợp tình hợp lý,