Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh trong lớp giáo

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)

có học sinh tự kỷ

Bảng 3.15. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh trong lớp giáo viên có học sinh tự kỷ

Biểu hiện Học sinh tự kỷ trong lớp Giá trị p (*) Không ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Khái niệm RLPTK 1,46 0,28 1,64 0,19 0,01

Dấu hiệu báo động đỏ 1,50 0,89 1,83 0,63 p>0,05

Đặc điểm 1,73 0,42 1,81 0,50 p>0,05

Nguyên nhân 1,67 0,26 1,65 0,20 p>0,05

Can thiệp 2,10 0,41 1,71 0,46 0,00

Một trong những tương quan tới hiểu biết về RLPTK đã được nhiều nghiên cứu trước đó đã thực hiện đó là yếu tố thực hành. GVMN nếu được thực hành trược những hiểu biết về RLPTK cũng cho thấy mức độ hiểu biết khác biệt hơn những giáo viên không được thực hành. Tương tự như vậy, có học sinh tự kỷ trong lớp của mình thì GVMN sẽ được thực hành những hiểu biết của mình và cũng có mức độ hiểu biết khác biệt về các GVMN khác. Kết quả bảng 3.15 cho thấy các giáo viên dạy học sinh tự kỷ trong lớp sẽ có nhiều kiến thức về can thiệp trẻ tự kỷ (ĐTB=2,10) hơn các giáo viên không dạy học sinh tự kỷ trong lớp của mình. Làm rõ điều này, các kết quả phỏng vấn cho thấy:

Cô N.L.P, đang phụ trách các em học sinh lớp lá, đã từng dạy nhiều lớp có học

sinh tự kỷ chia sẻ: “trẻ tự kỷ cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, các

em học sinh tự kỷ nên được học các trường chuyên biệt, việc học hòa nhập cần có kế hoạch và giáo án riêng cho từng trẻ, và quan trọng nhất cha mẹ cần đồng hành và chấp nhận tình trạng của con mình”.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)