Cách tạo ra hai sóng ánh sáng kết hợp

Một phần của tài liệu Tổng hợp về từ trường (Trang 50)

CHƯƠNG 3 : QUANG SÓNG – QUANG LƯỢNG TỬ

a. Cách tạo ra hai sóng ánh sáng kết hợp

Nếu ta xét ánh sáng phát ra từ hai nguồn riêng biệt, thì tại một điểm nào đó sẽ nhận được các cặp đồn sóng do hai nguồn gửi tới, mỗi cặp đồn sóng này sẽ có một hiệu pha nào đó. Hiệu pha này thay đổi theo thời gian. Kết quả là sóng do hai nguồn riêng biệt phát ra là hai sóng khơng kết hợp.

Tuy nhiên bằng cách nào đó, ta tách sóng phát ra từ một nguồn duy nhất thành hai sóng, sau đó lại cho chúng gặp nhau thì hiệu pha của hai sóng sẽ khơng phụ thuộc thời gian. Lúc đó ta có hai sóng kết hợp. Như vậy, nguyên tắc tạo ra hai sóng kết hợp là từ một sóng duy nhất tách ra thành hai sóng riêng biệt.

Để tạo ra các sóng kết hợp, người ta dùng các dụng cụ sau:

- Khe Young: là một dụng cụ gồm một nguồn sáng o đặt trước một màn khơng trong suốt p có dục hai lỗ nhỏ O1O2 . Sau p đặt một màn quan sát E . Ánh sáng phát ra từ O truyền đến O1, O2. Theo nguyên lý Huyghen, O1 và O2 trở thành hai nguồn thứ cấp. Vì từ một nguồn tách thành hai nên O1, O2 là hai nguồn kết hợp và các sóng phát ra từ O1, O2 là các sóng kết hợp.

- Gương Frenen: là một dụng cụ gồm hai gương phẳng G1 , G2 đặt nghiêng nhau một góc rất nhỏ ( khoảng vài phần nghìn radian ). Một nguồn điểm o đặt trước hai gương sẽ có hai ảnh ảo là O1 và O2. Hai chùm sáng xuất phát từ O phản xạ lên hai gương và đập lên màn quan sát E. Hai chùm sáng phản xạ coi như được phát đi từ hai nguồn ảo O1, O2. Chúng là hai chùm sáng kết hợp. Màn chắn Q ngăn tia sáng trực tiếp từ nguồn O đập lên màn quan sát E.

Một phần của tài liệu Tổng hợp về từ trường (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)