Trước đại dịch COVID-19, sinh viên y khoa đã được ghi nhận là có tỷ lệ đau khổ tâm lý, kiệt sức, lo lắng, trầm cảm và ý định tự tử cao [25],[34],[43]. Đại dịch COVID-19 còn ảnh hưởng tiêu cực hơn đến xu hướng này. Tác động tâm lý của COVID-19 trong dân số nói chung cho thấy tác động đến sức khỏe tâm thần ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng, với sự gia tăng lo âu, trầm cảm và căng thẳng [22],[49],[51].
Tình huống khẩn cấp COVID-19 cho thấy nhu cầu mạnh mẽ để nâng cao sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế. Những điều kiện này phải được xem xét làm thế nào để cân bằng nhu cầu sức khỏe thể chất và tinh thần của chính họ với nhu cầu của bệnh nhân và cũng như các điều kiện về cách điều chỉnh mong muốn và bổn phận của họ đối với bệnh nhân với gia đình và bạn bè [22],[49]. Điều này có thể khiến một số người gặp chấn thương về đạo đức hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm cả sinh viên y khoa.
Nghiên cứu của Halperin (2021) trên 1428 sinh viên từ 40 trường y của Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ lo âu và trầm cảm cao hơn 61% và 70% trong giai đoạn dịch COVID bùng phát, đặc biệt ở sinh viên có người thân nhiễm COVID hoặc phải tham gia vào công tác phòng chống dịch [26].
Tương tự, tác giả Saddik và cộng sự (2020) ghi nhận tỷ lệ lo âu cao hơn ở sinh viên ngành y, dược; đặc biệt là ngành bác sĩ so với các ngành khác
trong giai đoạn dịch tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Nghiên cứu nhấn mạnh đến ảnh hưởng của việc học trực tuyến, việc thực hành lâm sàng và đặc biệt là định hướng nghề nghiệp của sinh viên bị tác động mạnh mẽ trong giai đoạn dịch [44].
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của đề tài như khái niệm lo âu, sinh viên y khoa cùng các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên y khoa. Trong đó khái niệm chính của nghiên cứu là lo âu được định nghĩa như sau: ““Lo âu là một rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày về một tình huống có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại và kéo dài ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống. Lo âu cũng là sự lặp đi lặp lại những suy nghĩ vô lý, những hành vi mang tính chất nghi thức, đồng thời đi kèm với những trạng thái về thể chất: khó thở, mệt mỏi, không ngủ được, ra mồ hôi tay, tim đập nhanh”. Chương 1 cũng đã tổng quan và giới thiệu về các công cụ đo lường lo âu phổ biến trên thế giới và công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu ở sinh viên y khoa bao gồm: các yếu tố nhân khẩu, học tập, công việc sau khi ra trường và các yếu tố thuộc về dịch COVID. Những nội dung lý luận này sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng lo âu ở sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU