Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng lo âu ở sinh viên Đại họ cY Dược

Một phần của tài liệu LO ÂU Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 69)

Dược thành Phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.13 cho thấy những yếu tố ảnh hưởng nhất đến sinh viên là “Tài chính” (ĐTB = 3,16), “Kì thi quan trọng sắp đến” (ĐTB = 2,53) và “Kết quả học tập không như mong muốn” (ĐTB = 2,48).

Bảng 3.13. Thực trạng các yếu tố học tập và định hướng công việc STT Nội dung Tần suất (%) ĐTB ĐLC Không ảnh hưởng Ảnh hưởng một ít Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng rất nhiều 1 Kì thi quan trọng sắp đến 12,7 26 56,8 4,5 2,53 0,77 2 Kết quả học tập không như mong muốn

13,5 35 41,5 10 2,48 0,84

3

Phải học bài nhiều môn học cùng một lúc 31,5 43,2 24 1,3 1,95 0,77 4 Chưa định hướng nghề nghiệp 51,25 43,25 5,5 0 1,54 0,59 5 Sợ phải làm trái chuyên ngành 42 52,7 1 4,3 1,67 0,70 6 Phải trực đêm 48,3 33 14,2 4,5 1,75 0,86 7 Nhiễm bệnh lây truyền từ bệnh nhân 28 43,7 16,3 12 2,12 0,95 8 Tài chính 9,3 17,3 21,7 51,7 3,16 1,01

9 Mối quan hệ với

bạn bè cùng lớp 41,2 27,2 19,8 11,8 2,02 1,04

10 Mối quan hệ với

Vấn đề tài chính có ảnh hưởng rất nhiều đến lo âu của SV, từ năm 2019 đến nay, Đại học Y Dược Tp.HCM thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nên thay đổi học phí với mức học phí mới tăng 2 đến 3 lần ảnh hưởng rất nhiều đến sinh viên. Ngoài chuyện đóng học phí, tiền sinh hoạt hằng tháng cũng là điều đáng lo ngại. Tài liệu, dụng cụ học ngành Y cũng phải dành chi phí rất nhiều nên có đến 207 SV (51,7%) thấy tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề lo âu.

“Nhiều SV còn nợ tiền học phí của năm trước chưa đóng, nên một số em phải đi làm thêm để trang trải việc học của mình, dù Đoàn trường cũng đã có kêu gọi MTQ hỗ trợ nhưng vẫn không đáng là bao”

(Anh T.V.Đ., bí thư Đoàn trường) Kế đến là các yếu tố về thi cử. Năm thứ nhất và thứ hai sinh viên y khoa cũng như các sinh viên trường khác chủ yếu học các môn cơ bản như triết học, anh văn, hóa học, vật lý, quân sự, …. Riêng đối với sinh viên y khoa ngay từ năm thứ 1 và thứ 2 đã bắt đầu học các môn có liên quan đến chuyên ngành như giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh. Trong các năm sau, mặc dù sinh viên đã phải học các môn chuyên ngành những vẫn phải học những môn có liên quan gián tiếp đến ngành y như: dịch tễ học, thống kê y học, quản lý y tế…. vì vậy lịch thi là liên tục, có tuần thi 2,3 môn, vì thời gian học dài nên SV rất sợ nợ môn, như vậy có nghĩa nếu không trả hết môn sẽ khó theo kịp các môn học cho năm học sau.

Ý kiến của SV N. S. V., khoa YHCT năm 4 về thời gian học trên lớp, thời gian thực hành ở bệnh viện như sau: “Sáng học lý thuyết ở giảng đường, chiều đi bệnh viện. Tuần nào cũng có môn thi, thi liên tục, môn này chưa xong là thấy môn khác rồi. Mệt lắm, nhiều lúc em thấy chán, không biết có học nổi không”.

Còn SV L.M.T, khoa KTYH-DD cho biết: “Môn này thi chưa xong đã có lịch thi môn mới, không có thời gian để ôn. Môn nào cũng dài, cũng nhiều”

“Kết quả không như mong muốn” và “Cùng lúc phải học nhiều môn” cũng là yếu tố tác động đến lo âu của sinh viên. Dù đang là SV trường Y dược, nhưng SV vẫn luôn cảm thấy không yên tâm với chuyện chọn ngành học của mình. Có 173 SV (43,25%) vẫn chưa có biết định hướng nghề nghiệp, hay sợ làm trái chuyên ngành đến 211SV(52,7) nhận thấy đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng chút ít với vấn đề lo âu.

Em cũng không biết mình chọn ngành học này có đúng không, em cũng không biết sau này ra trường em sẽ đi làm ở đâu nữa, năm nay là năm cuối nhưng em vẫn chưa thấy định hướng công việc gì, cha mẹ cứ nghĩ em học ở trường Y sau này sẽ làm ở bệnh viện thôi

(SV N.H.A, ngành YTCC năm 4).

Bảng 3.14. Thực trạng các yếu tố dịch COVID Nội dung Không ảnh hưởng Ảnh hưởng một ít Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng rất nhiều ĐTB ĐLC 1. Đi thực tập lâm sàng trong mùa dịch COVID

49 (12,2) 44 (11) 82 (20,5) 225 (56,3) 3,20 1,05 2. Học online trong mùa

dịch COVID 157 (39,2) 107 (26,8) 128 (32) 8 (2) 1,96 0,89 3. Không xin được việc làm

trong mùa dịch COVID

27 (6,8) 85 (21,2) 139 (34,7) 149 (37,3) 3,02 0,92 4. Áp lực phải đi tình nguyện chống dịch COVID 28 (7) 78 (19,5) 139 (34,7) 155 (38,8) 3,05 0,92 5. Nhiễm bệnh từ môi trường làm việc, nhất là khi đi trực và tình nguyện trong dịch COVID 27 (6,7) 42 (10,5) 101 (25,3) 230 (57,5) 3,33 0,91

Bảng 3.14 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dịch Covid đến v SV là rất lớn. Nghiên cứu được tiến hành ngay trong những ngày cuối của đợt dịch lần thứ 4, vì vậy yếu tố dịch Covid đã có ảnh hưởng đến sự lo âu của SV. Có đến 225 SV (56,3%) thấy ảnh hưởng rất nhiều khi đi thực tập lâm sàng, dù đã hạn chế tối đa số lượng SV đến bệnh viện để thực tập nhưng thực ra đây là các SV đi hỗ trọ các khoa trong việc chăm sóc bệnh nhân, vì hầu hết nhân sự của các khoa, tại các bệnh viện đều phải tham gia vào việc chống dịch nên thiếu nhân sự. Các SV vừa là đi thực tập lâm sàng vừa là hỗ trợ cho khoa.

Em cũng sợ lắm, nhưng các thầy cô đều đã đi chống dịch nên tụi em cũng phải tham gia công việc tại khoa”

(SV N.H.H, ngành điều dưỡng năm 4).

Khi là tình nguyện tham gia chống dịch, nhưng SV vẫn thấy rất lo sợ, sợ lây nhiễm, sợ lây rồi bệnh nặng, sợ tử vong. Có đến 230 SV (57,5%) cảm thấy ảnh hưởng rất nhiều khi tham gia chống dịch.

“Mỗi ngày tụi em đều phải đi từ sáng, đến tối mới về, khát nước, đói nhưng không được ăn uống, vì mặc đồ bảo hộ. Em đã từng phải chuyển bệnh nhân F0 đi viện, nên em thấy căng thẳng lắm”

(SV N.A.D, ngành YHCT năm 4)

Thầy cô kêu gọi tụi em tình nguyện chống dịch, bạn cùng ký túc xá cũng tham gia nên em tham gia vào đợt 2. Em không nói với gia đình vì sợ ba mẹ em lo. Em tham gia nhập liệu hành chính trong bệnh viện thu dung số 3. Mỗi ngày em nhập nhiều lắm nên em thấy sợ, dù em chỉ làm phần hành chính”

(SV N.A.N, ngành YTCC năm 3)

Vì thiếu tình nguyện viên tham gia lấy mẫu lại cộng đồng nên phòng Công tác sinh viên có kêu gọi các bạn SV tham gia, dù biết là có nhiều nguy cơ nhưng trên tinh thần là luôn cẩn thận, biết các bạn cũng lo lắng nhưng trước khi ra quân các bạn đều được tập huấn các kỹ năng cần thiết

Có đến 155 SV (38,8%) thấy ảnh hưởng rất nhiều vì áp lực phải đi tình nguyện chống dịch, và 139 SV (34%) cũng cảm thấy ảnh hưởng nhiều đến mình.

Không xin được việc làm trong mùa covid và học online cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến lo âu khi có 149 SV(37,3%) sợ không tìm được việc làm, vì những thay đổi của xã hội sau dịch, nên những SV cảm thấy căng thẳng vì vấn đề sau này. Có 128 SV (32%) cho rằng việc học online là ảnh hưởng đế lo âu, vì môi trường học tập, điều kiện học tập.

Khi chưa có dịch di học trên trường nhiều khi em cũng có lúc nghỉ học, nhưng dù sao vẫn cảm thấy dễ chịu, chắc tại được nhìn thấy thầy cô và bạn bè. Giờ học online, không nhìn thấy ai, chỉ nghe giọng của thầy cô, em cảm thấy không thoải mái. Nhiều lúc bực bội

(SV B.N.A, năm 4 khoa Dược)

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của yếu tố học tập và định hướng công việc đến mức độ lo âu của sinh viên

Yếu tố Hệ số tương quan với mức độ lo âu (*) Giá trị p Kì thi quan trọng sắp đến 0,098 0,05

Kết quả học tập không như mong muốn 0,888 0,0001 Phải học bài nhiều môn học cùng một lúc -0,084 0,095

Chưa định hướng nghề nghiệp 0,083 0,09

Sợ phải làm trái chuyên ngành 0,0216 0,6665

Phải trực đêm -0,262 0,012

Nhiễm bệnh lây truyền từ bệnh nhân 0,373 0,457

Tài chính -0,017 0,736

Mối quan hệ với bạn bè cùng lớp -0,026 0,607

Ghi chú: kiểm định tương quan Pearson

Bảng 3.15 cho thấy có mối tương quan giữa mức độ lo âu và kết quả học tập không như mong muốn (r= 0,888;p = 0,0001). Ý kiến của SV sẽ làm rõ mối tương quan này:

“Kết quả học tập sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn ngành học hay chuyện đi làm, em cũng muốn được thi nội trú. Nhưng như vậy phải luôn đảm bảo điểm thi các môn, giữ được điểm cũng khó lắm vì có nhiều bạn giỏi lắm”

(SV N. T. L. H., ngành Y đa khoa năm 2)

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của yếu tố COVID đến mức độ lo âu của sinh viên

Yếu tố

Hệ số tương quan với mức

độ lo âu (*)

Giá trị p

Đi thực tập lâm sàng trong mùa dịch COVID 0,470 0,0001

Học online trong mùa dịch COVID 0,046 0,358

Không xin được việc làm trong mùa dịch

COVID 0,793 0,0001

Áp lực phải đi tình nguyện chống dịch COVID 0,807 0,001

Nhiễm bệnh từ môi trường làm việc khi đi trực

và tình nguyện trong dịch COVID 0,699 0,0001

Ghi chú: kiểm định tương quan Pearson

Bảng 3.16 cho thấy có mối tương quan giữa lo âu và áp lực phải đi tình nguyện chống dịch Covid (r =0,807; p= 0,001). Ý kiến này được làm rõ thông qua sự phản hồi của SV

Em tham gia tình nguyện vì lời kêu của Đoàn thanh niên, nhưng khi tham gia em cũng thấy lo lắng, sợ bị lây nhiễm, ngày nào cũng thấy số người F0 tăng, chỉ biết là luôn phải cẩn thận”.

Ngoài ra kết quả cũng cho thấy có mối tương quan giữa lo âu và áp lực đi xin việc mùa Covid (r = 0,973; p= 0,0001). Mối tương quan giữa lo âu và nhiễm bệnh từ môi trường làm việc khi đi trực và tình nguyện trong dịch Covid, r = 0,699; p= 0,0001.

“Bạn em bị nhiễm khi tham gia tình nguyện trong đội lấy mẫu, cũng may đã có tiêm vaccine nhưng tụi em vẫn thấy sợ, bạn em được điều trị tại bệnh viện thu dung 12

(SV N.T.L.H, ngành Y đa khoa năm 2) Không nhận thấy mối tương quan giữa lo âu và học online trong mùa dịch Covid, r = 0,046; p=0,358. Việc học vẫn được tiếp túc thông qua hình thức học online, nên dù không đến trường học thì SV vẫn không thấy bị ảnh hưởng, và cũng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến lo âu của SV.

Một phần của tài liệu LO ÂU Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)