Chiến lược ứng phó với lo âu của sinh viên

Một phần của tài liệu LO ÂU Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 69 - 96)

Khi đối mặt với lo âu, sinh viên trường ĐH Y Dược tp. Hồ Chí Minh có nhiều cách ứng phó. Phổ biến nhất có thể kể đến là chia sẻ lo âu với người khác, 77,5% đánh giá thường xuyên sử dụng cách thức này, như một cách để giải tỏa sự lo âu của bản thân.

Kế đến là “Tự nhủ rằng ít ra thì tôi cũng học được điều gì đó từ tình huống này” và “Cố gắng nghĩ ra cách để thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề” với ĐTB lần lượt là 2,74 và 2,56. Đây cũng là cách thức ứng phó được sinh viên sử dụng tương đối thường xuyên.

“Tạm thời không nghĩ đến vấn đề gây lo âu bằng cách nghĩ về những chuyện khác” – đây là cách thức lảng tránh. Cách ứng phó này ít được sinh viên sử dụng để ứng phó khi gặp lo âu. 63,3% sinh viên cho rằng không sử dụng hoặc thỉnh thoảng mới sử dụng cách thức này để quên đi tình trạng lo âu của mình. Bên cạnh đó, có 60,2% sinh viên cho rằng không hoặc thỉnh thoảng mới giải tỏa cảm xúc lo âu bằng việc viết nhật ký, vẽ, tranh, đọc sách, nghe nhạc.

Bảng 3.17. Thực trạng chiến lược ứng phó với lo âu của sinh viên STT Nội dung Tần suất (%) ĐTB ĐLC Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Chia sẻ với một ai đó (bạn bè, gia đình, v.v) 11,5 13 22,2 53,3 3,17 1,04 2 Kiểm soát cảm xúc của mình 18,7 33 44,5 3,8 2,33 0,82 3 Cố gắng nghĩ ra cách để thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề 18,8 27 33,2 21 2,56 1,02 4 Tạm thời không nghĩ đến vấn đề gây lo âu bằng cách nghĩ về những chuyện khác 38,7 24,6 20 16,7 2,14 1,11 5 Giải tỏa cảm xúc của mình bằng một cách nào đó (chẳng hạn như viết nhật ký, vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc) 22,7 37,5 19,8 20 2,37 1,04

6

Chấp nhận rằng mình cần phải sống chung với mọi chuyện theo cách của chúng 18,7 29,5 46,8 5 2,38 0,84 7 Tự nhủ rằng ít ra thì tôi cũng học được điều gì đó từ tình huống này 22 14,3 31,2 32,5 2,74 1,13

Bảng 3.18. Thực trạng chiến lược ứng phó với lo âu của sinh viên theo giới

Phương pháp ứng phó Giới nam Giới nữ Giá trị p

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Chia sẻ với một ai đó

(bạn bè, gia đình, v.v) 2,96 1,04 3,44 0,98 0,0001 Kiểm soát cảm xúc của

mình 2,15 0,69 2,57 0,91 0,0001 Cố gắng nghĩ ra cách để thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề 2,30 0,78 2,91 1,18 0,0001 Tạm thời không nghĩ đến vấn đề gây lo âu bằng cách nghĩ về những chuyện khác 2,13 0,98 2,17 1,26 0,773

Giải tỏa cảm xúc của

đó (chẳng hạn như viết nhật ký, vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc) Chấp nhận rằng mình cần phải sống chung với mọi chuyện theo cách của chúng 2,44 0,80 2,30 0,89 0,107 Tự nhủ rằng ít ra thì tôi cũng học được điều gì đó từ tình huống này 2,73 1,14 2,75 1,12 0,924

Kết quả bảng 3.18 cho thấy SV nữ có các phương pháp ứng phó như “Chia sẻ với một ai đó (bạn bè, gia đình, v.v)”, “Kiểm soát cảm xúc của mình” và “Cố gắng nghĩ ra cách để thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề” cao hơn nam giới. Các phương pháp ứng phó còn lại không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.19. Thực trạng chiến lược ứng phó với lo âu của sinh viên theo năm học

Phương pháp ứng phó Năm 2 Năm 3 Năm 4 Giá trị p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Chia sẻ với một ai đó

(bạn bè, gia đình, v.v) 3,28 1,01 3,19 1,18 3,00 0,95 0,05 Kiểm soát cảm xúc của

mình 2,36 0,80 2,39 0,91 2,27 0,79 0,443 Cố gắng nghĩ ra cách để

thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề

2,59 0,99 2,54 1,09 2,53 1,02 0,835

đến vấn đề gây lo âu bằng cách nghĩ về những chuyện khác

Giải tỏa cảm xúc của mình bằng một cách nào đó (chẳng hạn như viết nhật ký, vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc) 2,35 1,02 2,19 0,99 2,47 1,08 0,172 Chấp nhận rằng mình cần phải sống chung với mọi chuyện theo cách của chúng 2,37 0,89 2,33 0,91 2,47 1,08 0,850 Tự nhủ rằng ít ra thì tôi cũng học được điều gì đó từ tình huống này 2,82 1,17 2,5 1,15 2,13 0,85 0,013

Kết quả bảng 3.19 cho thấy sinh viên năm 2 có chiến lược ứng phó bao gồm “Chia sẻ với một ai đó (bạn bè, gia đình, v.v)” và “Tự nhủ rằng ít ra thì tôi cũng học được điều gì đó từ tình huống này” cao nhất và bắt đầu giảm dần qua năm 3 và năm 4.Điều này có thể lí giải do khi đã quen với cuộc sống tại Tp.HCM và đặc điểm học tập, sinh viên dần dần tự đối mặt được. Chúng tôi thu được các ý kiến sau làm rõ hơn cho nhận định này.

“Em còn nhớ năm đầu tiên khi phải từ miền Trung vô Sài Gòn học, ngày nào em cũng gọi điện về cho cha mẹ để tâm sự…. có hôm nhớ nhà quá mà khóc. Ở được 4 năm rồi em cũng dần quen và không gọi thường nữa vì sợ bố mẹ lo”.

Học tập trong môi trường áp lực như tại trường mình riết rồi cũng quen cô ạ. Hồi năm 1 còn mộng mơ sẽ tốt nghiệp loại giỏi, giờ qua môn được là mừng rồi. Riết rồi em thấy điểm thấp thì mình sẽ cố gắng cải thiện hoặc thi lại nếu cần thiết. Môn nào khó quá thì lấy môn khác kéo điểm lên

(SV B.N.A, năm 4 khoa Dược)

Tiểu kết chương 3

Tóm lại, qua các số liệu thu được và phân tích, đề tài nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến lo âu ở SV ĐHYD, trong đó có các nhóm:

- Nhóm các yếu tố liên quan đến gia đình: nơi ở hiện nay

- Nhóm các yếu tố liên quan đến học tập: các kỳ thi, kết quả học tập, số lượng môn học trong học kỳ, năm học, ngành học, điểm tích lũy

- Nhóm: liên quan đến mối quan đến công việc: định hướng nghề nghiệp, làm việc trái với chuyên ngành, chọn được bệnh viện làm việc phù hợp

- Nhóm: liên quan đến bản thân SV: giới tính, sợ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân khi đi thực tập lâm sàng ở bệnh viện.

- Nhóm liên quan ảnh hưởng từ dịch Covid: đi thực tập, áp lực phải đi tình nguyện chống dịch, nhiễm bệnh từ môi trường làm việc khi đi trực và tình nguyện trong dịch Covid

Các yếu tố này có mối liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau dẫn đến lo âu cho SV và ảnh hưởng đến đời sống của SV.

Khi gặp vấn đề dẫn đến lo âu, SV đã có những chiến lược để ứng phó: - Chia sẻ những khó khăn về cảm xúc, tư duy với bạn bè, gia đình. Cố gắng kiểm soát cảm xúc bản thân, tự giải quyết vấn đề để thay đổi tình hình.

- Giải tỏa những căng thẳng bằng cách viết nhật ký, vẽ, đọc sách, nghe nhạc. Hiểu được những vấn đề của cá nhân do đâu, tạm thời sẽ quan tâm đến vấn đề khác thay vì cứ tập trung vào vấn đề lo âu. Học được kinh nghiệm từ những tình huống đã trải qua.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Kết luận về lý luận

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về lo âu ở sinh viên Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

- Nghiên cứu lo âu ở sinh viên là một trong những đề tài mới của chuyên ngành tâm lý học. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú nguồn tư liệu nghiên cứu thực nghiệm của chuyên ngành tâm lý học trường học, tâm lý học sức khỏe.

- Đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về lo âu ở sinh viên ngành Y dược . Đề tài cũng đã xác định khái niệm công cụ là lo âu, xác định các biểu hiện của lo âu ở sinh viên ngành Y dược và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng lo âu ở sinh viên ngành Y dược

1.2. Kết luận về thực tiễn

Đề tài đã chỉ rõ thực trạng lo âu ở sinh viên ngành Y dược, làm rõ thực trạng từng biểu hiện lo âu ở sinh viên ngành Y dược.

Kết quả nghiên cứu \chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các biến nhân khẩu và học tập, trong đó sinh viên nam, sống tại kỹ túc xá và nhà trọ, hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, điểm học tập loại A, sinh viên ngành Y đa khoa có mức độ lo âu cao hơn các nhóm còn lại. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức đọ lo âu của sinh viên bao gồm: vấn đề tài chính, yếu tố về thi cử, đi thực tập lâm sàng trong mùa dịch COVID, không xin được việc làm trong mùa dịch COVID và nhiễm bệnh từ môi trường làm việc, nhất là khi đi trực và tình nguyện trong dịch COVID.

Các chiến lược ứng phó với lo âu phổ biến là chia sẻ lo âu với người khác, tự nhủ rằng ít ra thì tôi cũng học được điều gì đó từ tình huống này” và cố gắng nghĩ ra cách để thay đổi tình hình và giải quyết vấn đề.

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên ngành Y trong việc nhận biết các biểu hiện của lo âu, để có những biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp nhằm đảm bảo kết quả học tập tốt hơn và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe con người. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các chuyên viên tham vấn tâm lý, quản lý trường đại học, là cơ sở để cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học viên cao học.

2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát của đề tài “Lo âu ở sinh viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài xin đề xuất một số kiến nghị và biện pháp sau:

Đối với nhà trường:

Để giảm bớt lo âu về thời gian thi, có thể giãn thời gian thi giữa các môn học, để SV có thời gian học bài, chuẩn bị có các môn thi tốt hơn.

Nhà trường nên có nhiều hơn các chính sách nhằm hỗ trợ học phí cho SV, thêm các suất học bổng, tìm kiếm mạnh thường quân giúp đỡ chi phí sinh hoạt cho SV

Đối với Đoàn thanh niên, cùng Hội SV, các cấp quản lý nhà trường

Quan tâm, nghiên cứu nhằm xây dựng, định hướng những loại hình, những không gian vui chơi, giải trí bổ ích dành cho sinh viên, giúp sinh viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh luôn có được sân chơi phù hợp với điều kiện và môi trường học tập.

Đối với bản thân sinh viên

SV hoàn toàn có thể chủ động làm giảm đến mức thấp nhất các hoàn cảnh có thể gây lo âu nếu biết cách tạo cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhân, giữa học hành và giải trí. Giải quyết mọi việc phải có kế hoạch, có thời

khóa biểu được sắp xếp hợp lý. Không nên để tình trạng lo âu kéo dài, nên xây dựng lối sống lành mạnh như dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, ngủ đủ thời gian và có chất lượng, tập thể dục, tham gia chơi thể thao, tham gia các loại hình giải trí mà mình yêu thích, viết nhật ký thường xuyên để gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực đồng thời củng cố những suy nghĩ tích cực… cũng là cách phòng bệnh lo âu. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp và có quan điểm sống tích cực... cũng có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng lo âu.

Đối với trường hợp lo âu nặng

Cần được phát hiện kịp thời, điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa, giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ, như tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho SV lo âu và từ đó SV sẽ dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ hết dần.

Các biện pháp giúp ngăn ngừa lo âu cho sinh viên

Từ những phân tích trên, có thể đề xuất một số biện pháp cơ bản ngăn ngừa lo âu ở SV nhằm nâng cao sức khỏe tình thần cho sinh viên, chất lượng cuộc sống của sinh viên ĐHYD như sau:

- Xây dựng thêm ký túc xá cho sinh viên với những tiện nghi sinh hoạt cần thiết.

- Tổ chức các câu lạc bộ, đội nhóm trong trường, như: câu lạc bộ thể dục thể thao với các môn: võ thuật, yoga, thiền, khí công dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông; câu lạc bộ văn nghệ như đàn, ca hát, nhảy, múa, thơ, văn và câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Pháp

- Mở nhiều hội thảo chuyên đề , các kỹ năng mềm, kỹ năng sống giúp SV có thêm nhiều sự trải nghiệm .

- Có nhiều phương pháp học tập hiệu quả hơn, cũng như giúp SV có kế hoạch học tập, vui chơi, giải trí ngay từ khi bước vào năm nhất.

- Nhà trường cùng các đoàn thể giúp SV nhận thức đúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần, biết cách nhận biết các dấu hiệu, cách can thiệp để không bị ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống.

Biết cách chia sẻ với bạn bè, người thân, các chuyên gia chuyên môn, chơi thể thao. Có chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ ăn giàu vitamin khoáng chất thường tỏ ra hữu ích trong việc giảm căng thẳng, lo âu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Thị An (2013), Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên Trường Đại học lao động xã hội. Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Giáo Dục Hà Nội.

2. Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh (2002), Khảo sát hình tượng về sức khỏe tinh thần trong dân số chung ở TP.HCM 2002.

3. Trần Ngọc Đăng, Đỗ Văn Dũng, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011) "Tỉ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15 - Phụ bản của Số 1.

4. Vũ Dũng (2012) Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa,

5. Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Chu Thị Thơm, Bùi Thị Hiệu (2019) "Khảo sát rối nhiễu lo âu của sinh viên năm thứ tư trường đại học điều dưỡng Nam Định". Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2, (2).

6. Đinh Đăng Hòe (2000) Bài giảng chuyên đề tâm thần học: Rối loạn lo âu,

Bộ môn tâm thần - Đại học Y Hà Nộ, tr. 28.

7. Lê Thu Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011) "Tình trạng stress của sinh viên y tế công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan năm 2010". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Văn Nuôi (2005) Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Tp.HCM,Tp.HCM, tr.78-107.

9. Nguyền Thị Hằng Phương (2008), Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh Trung học phổ thông. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xâ hội và nhân văn Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hằng Phương (2007), Nghiên cứu nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường đại học Khoa học xã hộ và Nhân văn Hà Nội.

11. Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Michael Dunne (2010) "Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và sinh viên điều dưỡng tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Viết Thêm, Võ Tăng Lâm (2001) "Lo âu, trầm cảm trong thực hành tâm thần học". Nội san tâm thần học, 6, 31-37.

Một phần của tài liệu LO ÂU Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 69 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)