học đường tại các trường trung học phổ thông
Từ lý luận về kỹ năng, tham vấn tâm lý đã trình bày ở phần trên, chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường như sau:
Kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường là khả năng, năng lực trong quá trình tương tác giữa người làm tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ) nhằm giúp đỡ thân chủ chia sẻ, hiểu, chấp nhận và tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. Các quá trình này có thể diễn ra theo hình thức cá nhân, nhóm và với nhiều giai đoạn.
Dựa trên các công trình nghiên cứu về kỹ năng tham vấn tâm lý học đường trong và ngoài nước tiêu biểu như Tham vấn và Trị liệu Tâm lý trong Bối cảnh Quốc tế (Handbook of Counseling and Psychotherapy in an International Context) của tác giả Roy Moodley (2013), Sổ tay quốc tế tham vấn tâm lý xuyên văn hóa (the International Handbook of Cross-Cultural Counseling) của tác giả Stefania Aegisdottir (2009), Tham vấn vòng quanh Thế giới: Sổ tay Quốc tế (Counseling Around the World: An International Handbook) của tác giả Thomas Hohenshil (2013), Giáo trình tham vấn tâm lý của GS. TS. Trần Thị Minh Đức (tái bản năm 2021), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý của PGS. TS. Trần Đức Sơn (2010) và Tham Vấn Trường Học TS. Phạm Văn Tư (2020), các kỹ năng tham vấn tâm lý học đường được chia thành 4 nhóm kỹ năng lớn
- Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân; - Kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm;
- Kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý.