Giám sát chuyên môn

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32 - 33)

Một liên minh làm việc giữa người giám sát và cố vấn, trong đó người làm công tác tham vấn học đường được giám sát chuyên môn có thể cung cấp các thông

tin liên quan đến hoạt động tham vấn (bao gồm bản ghi chép tiến trình, nội dung phiên tham vấn và các sản phẩm như trắc nghiệm, tranh vẽ) và từ đó nhận sự phản hồi, hướng dẫn khi cần của cố vấn chuyên môn.

Mục tiêu của liên minh này là giúp cho người làm công tác tham vấn tâm lý đạt được năng lực đạo đức, sự tự tin và đặc biệt là các kỹ năng thực hành cần thiết để cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho thân chủ. Giám sát được hiểu là một mối quan hệ chính thức, trong đó có một thỏa thuận hợp đồng rằng nhà trị liệu sẽ trình bày công việc của họ với người giám sát một cách cởi mở và trung thực giúp người giám sát có cái nhìn sâu sắc về cách thức tiến hành công việc. Người giám sát được hiểu là người chịu trách nhiệm trước cơ quan chuyên môn mà người được giám sát đang thực hành [42].

Ogren và Jonsson (2003) cho rằng giám sát góp phần nâng cao kỹ năng của người làm công tác tham vấn, vì người làm công tác tham vấn được hỗ trợ liên tục trong việc phát triển các kỹ năng liên quan đến thực hành bởi những nhà cố vấn mà phần lớn là có bằng cấp cao hơn và kinh nghiệm thực hành nhiều hơn. Tác giả cũng nhận thấy trong sinh hoạt giám sát nhóm, nhận thức của người giám sát về kỹ năng đạt được là kết quả của sự chú ý đến quá trình nhóm, quá trình tâm lý động hoạt động, thái độ nghề nghiệp và các khía cạnh lý thuyết. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng cả giám sát cá nhân và nhóm đều cải thiện kỹ năng tư vấn theo một số cách khác nhau [32].

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32 - 33)