Kiến thức và kỹ năng về tham vấn tâm lý học đường

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 35)

Senyonyi và cộng sự (2012) nhận thấy tình trạng chung hầu hết các giáo viên được phân công đảm nhận công tác tham vấn tâm lý học đường cho học sinh không được đào tạo và thường phải đảm nhiệm các nhiệm vụ như giáo vụ, đứng lớp. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu thời gian dành cho học sinh, chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và các công cụ, điều phối các hoạt động tham vấn tâm lý và theo dõi hiệu quả [38]. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu các chuyên gia và tài lực để tạo điều kiện phát triển chương trình tham vấn trong các cơ sở đào tạo và ở cấp trường.

Thực trạng này tương tự như thực trạng tại Việt Nam khi mà nhiều nơi vẫn còn tình trạng giáo viên kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý học đường. Các khóa

học bồi dưỡng tham vấn tâm lý học đường thường được tổ chức đào tạo cho giáo viên mà không có bất kỳ bài học thực tế, chương trình giám sát và đánh giá hiệu quả triển khai. Trong khi ở trường, giáo viên lại cho rằng việc tổ chức hoạt động tham vấn học đường là của các chuyên viên tâm lý được đào tạo bài bản.

Chỉ một số ít cán bộ tham vấn học đường nắm vững nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, chính xác và tương đối thành thạo, linh hoạt các kỹ năng tham vấn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do cán bộ tham vấn học đường chưa được đào tạo bài bản và có hệ thống về tham vấn tâm lý, tham vấn học đường, đặc biệt là về các kỹ năng tham vấn; dẫn đến sự thiếu hụt nhất định về kiến thức, kỹ năng tham vấn nói chung, kỹ năng tham vấn học đường nói riêng. Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ tham vấn ở các trường thực hiện tham vấn học đường thiếu sự giám sát chuyên môn dẫn đến thiếu sự đánh giá và hỗ trợ chuyên môn kịp thời. Tác giả kết luận có nhiều yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường. Trong đó, yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, đặc biệt là yếu tố nền tảng kiến thức chuyên môn được đào tạo và sự say mê hứng thú với công việc của cán bộ tham vấn học đường. Nên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao một số kỹ năng tham vấn cho cán bộ tham vấn giúp cán bộ tham vấn học đường có hiểu biết đầy đủ và đúng đắn hơn về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, thành thạo, linh hoạt hơn [16]

Thế nhưng các tham vấn viên vẫn mong muốn được rèn luyện thêm để sử dụng thành thạo hơn các kỹ năng. Nhìn chung, các kỹ năng tham vấn được các tham vấn viên sử dụng rất thường xuyên. Đặc biệt là kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát được sử dụng gần như tuyệt đối trong hầu hết các ca tham vấn. Kỹ năng đặt câu hỏi cũng được sử dụng ở mức độ cao. Tồn tại những nhận định khá mơ hồ về một số kỹ năng tham vấn. Đặc biệt là quan niệm coi việc đặt câu hỏi trong tham vấn là một việc rất đơn giản, muốn hỏi gì thì hỏi. Thực tế cho thấy đây là một kỹ năng quan trọng, câu hỏi tốt, có trọng tâm, có chủ ý giúp tham vấn viên nắm bắt nhanh, chính xác thông tin, trên cơ sở đó mới tham vấn hiệu quả được. Tác giả cho rằng, cần

trang bị cho tham vấn viên tâm lý những kỹ năng thật chuẩn xác và có hệ thống. Góp phần xây dựng đội ngũ tham vấn viên tâm lý đáp ứng yêu cầu tham vấn ngày càng cao trong xã hội hiện nay [21].

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)