Nằm ở phía Bắc cách trrung tâm huyện Đan Phượng (Hà Nội) 7km, xã Hồng Hà, với diện tích 990,12 ha, dân số 3.403 hộ với 13.987 nhân khẩu, Hồng Hà, với diện tích 990,12 ha, dân số 3.403 hộ với 13.987 nhân khẩu, gồm 8 cụm dân cư và 1 xóm Vạn Thắng Lợi. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngành nghề chế biến nông sản, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ...
Bánh ít làm từ lá gai là một món ăn có ở nhiều địa phương, song làm ra loại bánh hương vị đặc biệt thì chỉ có những người thợ sinh sống tại mảnh đất Tuy Phước, Bình Định. Cắn một miếng bánh ít lá gai Tuy Phước, vị ngọt của đường, vì thơm của nếp, béo của dầu, vị bùi của đậu và thoang thoảng đâu đó hương cay nồng của gừng trên đầu lưỡi tạo một cảm giác khoái khẩu rất riêng.
Được biết, để làm ra được những chiếc bánh đúng chất, người thợ Tuy Phước ngoài kinh nghiệm và yêu nghề thì còn phải tỉ mỉ trong việc lựa chọn lá gai, gạo nếp, đỗ… Và điều quan trọng nữa, theo những người thợ cao tuổi địa phương, để làm ra loại bánh đặc biệt này cần thực hiện thật tốt các công đoạn làm bánh, thể hiện nghệ thuật và trình độ tay nghề của người làm bánh.
Công đoạn đầu tiên là làm vỏ bánh. Nguyên liệu chính là lá gai hình trái tim. Người thợ tiến hành loại bỏ cuống lá, gân lá và xé thành nhiểu mảnh nhỏ rồi rửa sạch, luột chín, sắt nhỏ sau đó cho vào cối giã thật nhuyễn như bột. Có như vậy thì bánh với trở nên ngon, mịn. Gạo dùng làm bánh phải là gạo nếp mới, thơm, đem vo thật kỹ, ngâm nước vài giờ, sau đó xay nhuyễn, ép bỏ nước
để có được một khối bột dẻo. Tiếp theo, trộn bột nếp với bột lá gai và đường, nhào trộn nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, sau đó chia thành từng cục bột nhỏ. Trong quá trình giã, phải cho một chút dầu ăn để không bị dính cối, đồng thời giúp bánh mịn màng. Bí kíp của những nghệ nhận giàu kinh nghiệm ở công đoạn này là cho tỷ lệ dầu ăn thế nào thì bánh béo nhưng lại không bị ngán.
Công đoạn thứ hai là làm nhân bánh. Công đoạn này cũng rất công phu vì đây chính là “linh hồn” của chiếc bánh. Người thợ phải chọn lựa cùi của những trái dừa già vừa độ, không non hay già quá, rồi bào thành sợi. Tiếp theo, chọn đậu xanh loại ngon, đều hạt. Dừa nấu chín với đường cát, cho thêm ít gừng đến khi khô khô lại là được. Đậu xanh phải ngâm mềm, nấu chín, giã nhuyễn rồi đem
trộn với đường và gừng để tạo ra hương vị rất riêng của món bánh ít lá gai Bình Định.
Công đoạn thứ ba là gói bánh. Đây là công đoạn có thể xem là đơn giản nhất nhưng thật ra không phải ai cũng có thể làm bánh đẹp mắt như người thợ Bình Định. Bánh ít lá gai Bình Định được gói như kim tự tháp, nên nhiều người còn gọi là “tháp bánh ít”. Bánh gói xong được mang đi hấp khoảng 30 phút cho chín đều. Yêu cầu thành phẩm là bánh chín có màu xanh thẫm đặc trưng, hình dạng tháp đẹp, phần bột dẻo thơm không dính răng, kết hợp với phần nhân ngọt bùi, vừa miệng.
Vậy đó, bánh ít lá gai Tuy Phước cũng như tính cách của người Bình Định: Mộc mạc, chân chất, vững vàng như ngọn tháp và ấm áp tình người.