Năm 1991, Katsaros J và cộng sự [69] dựa trên giải phẫu vạt cánh tay ngoài nhƣ vạt mạch xuyên đã sử dụng 150 vạt tự do dƣới các dạng nhƣ vạt chia đôi, vạt phức hợp da cân xƣơng, da cân cơ, vạt gân cơ tam đầu, vạt cảm giác và vạt cân mỡ, trong đó có 18% số vạt tạo hình các khuyết tổ chức vùng đầu cổ với tỷ lệ thành công đạt 97,3%, chỉ có 4 vạt bị hoại tử do tắc mạch. Cùng năm tác giả sử dụng 20 vạt cánh tay ngoài tự do trong điều trị các tổn thƣơng phức tạp cẳng và bàn tay, trong đó tỷ lệ thành công đạt 95%, chỉ có 1 vạt bị hoại tử do tắc mạch [71].
Sullivan M (1992), Wax M.K. (1996) đã có báo cáo sử dụng vạt cánh tay ngoài cho bệnh nhân khuyết hổng vùng đầu cổ và cho rằng vạt cánh tay ngoài không phải là vạt lý tƣởng nhƣng vạt có độ dày nằm giữa vạt cẳng tay quay và vạt bên bả, cuống mạch có đƣờng kính đủ lớn thuận tiện nối mạch và đặc biệt da mềm mại thích hợp khuyết hổng tổ chức đầu mặt cổ [114, 122].
Năm 1996 Douglas A. cùng cộng sự sử dụng 14 vạt cánh tay ngoài mở rộng dựa trên sự nối thông giữa động mạch bên quay sau và động mạch liên cốt quặt ngƣợc tạo hình khuyết hổng vùng đầu mặt cổ. Tác giả lấy vạt kéo dài xuống dƣới khủy tay từ 10 đến 14 cm an toàn. Vạt cánh tay ngoài mở rộng mỏng, linh hoạt, phù hợp với tạo hình khuyết hổng phần mềm vùng đầu mặt cổ, với cuống mạch dài, khắc phục đƣợc những hạn chế của vạt cánh tay ngoài kinh điển [42].
Faria Marquet (2008) sử dụng 210 vạt cánh tay ngoài để tạo hình khuyết hổng sau cắt ung thƣ hàm mặt, trong đó 53 ca tạo hình lƣỡi, 42 ca tạo hình hậu hàm, 34 ca tạo hình vòm miệng, 17 ca hầu họng, 12 ca niêm mạc má và một số trƣờng hợp che phủ khác với tỷ lệ sống 95,2%. Tác giả đƣa ra nhận xét vạt cánh tay ngoài là chất liệu tạo hình phù hợp vùng hàm mặt, nhất là trên bệnh nhân nam giới vì lƣợng mỡ dƣới da thƣờng mỏng hơn phụ nữ. Tuy
nhiên vạt có cuống mạch ngắn, đƣờng kính mạch nhỏ nên đòi hỏi kỹ thuật viên nối mạch điêu luyện và dày kinh nghiệm [47, 112].
Năm 2011, Thankappan và cộng sự đã sử dụng 48 vạt cánh tay ngoài tạo hình lƣỡi sau cắt ung thƣ với kết quả 93,8% vạt sống toàn bộ. Về vận động lƣỡi sau tạo hình 56,8% chuyển động bình thƣờng - tức đầu lƣỡi ra khỏi miệng, 29,7% chuyển động vừa – tức đầu lƣỡi chạm môi và 13,5% kém – tức đầu lƣỡi chạm răng. Về chức năng nói: 51,4% bệnh nhân có thể nói bình thƣờng, 48,6% nới gần bình thƣờng. Đây là kết quả rất khả năng về phục hồi hình thể và chức phận lƣỡi sau tạo hình bằng vạt cánh tay ngoai [118].
Năm 2016, Yang [129] tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Nam Ninh Trung Quốc đã có báo cáo sử dụng 18 vạt da cân cánh tay ngoài để tạo hình các khuyết tổ chức sau cắt ung thƣ khoang miệng. Kích thƣớc vạt trung bình 6,7 x 5,1 cm, độ dày vạt 10,7 cm và cuống mạch dài 9,5 cm với kết quả 94,4% (17/18 vạt) sống, chỉ 1 vạt hoại tử đƣợc thay bằng vạt cẳng tay quay. Tác giả cho rằng vạt cánh tay ngoài có mạch nuôi hằng định dễ bóc tách và rất phù hợp đối với các khuyết phần mềm kích thƣớc vừa phải sau cắt ƣng thƣ khoang miệng. Cùng năm 2016, Chang E và cộng sự có báo cáo nghiên cứu các nhánh xuyên của vạt cánh tay ngoài và ứng dụng tạo hình cho 51 bệnh nhân có khuyết phần mềm vùng đầu cổ. Vạt sử dụng có kích thƣớc trung bình 6,5 x 10,5 cm, diện tích trung bình 72,237,1 cm²; cuống mạch dài 7 cm và đƣợc cấp máu qua 3 nhánh xuyên cách điểm bám tận cơ delta lần lƣợt 7,2±1,0 cm; 9,9±1,2 cm và 11,8±0,8 cm [31].
Năm 2018, Jeongseok Oh cùng cộng sự báo cáo sử dụng 13 vạt cánh tay ngoài trong tạo hình lƣỡi sau phẫu thuật cắt ½ lƣỡi. Tác giả sử dụng vạt dƣới dạng vạt xẻ đôi dựa trên sự ổn định của các nhánh xuyên của vạt để tạo hình lƣỡi và đầu lƣỡi [66].
Tại Việt Nam năm 2012, Vũ Minh Hiệp có báo cáo sử dụng 30 vạt cánh tay ngoài tạo hình các khuyết phần mềm cổ bàn tay trong đó 26 vạt có nối thần kinh cảm giác. Kết quả 26 vạt đều đạt mức S3 trở lên sau phẫu thuật 24 tháng, tất cả các bệnh nhân đều hài lòng với kết quả thẩm mỹ và chức phận sau phẫu thuật [5]. Năm 2015, Nguyễn Huy Cảnh và cộng sự báo cáo sử dụng 31 vạt cánh tay ngoài tạo hình các khuyết phần mền và xƣơng vùng đầu cổ với 38,1% đạt kết quả tốt, 61,9% khá và khẳng định vạt cánh tay ngoài là chất liệu phù hợp để tạo hình các khuyết tổ chức vừa vùng đầu cổ [1]. Năm 2017, Nguyễn Tài Sơn có báo cáo sử dụng 558 vạt tự do thì có 17 vạt cánh tay ngoài đƣợc sử dụng tạo hình lƣỡi sau cắt ung thƣ [14]. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những nghiên cứu bƣớc đầu với số lƣợng ít nên đánh giá chƣa đƣợc đầy đủ.
Cho đến nay vạt cánh tay ngoài đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về giải phẫu cũng nhƣ ứng dụng trong lâm sàng nhƣ một chất liệu tạo hình đáng tin cậy. Vạt đƣợc sử dụng linh hoạt che phủ và tạo hình cho nhiều cơ quan bộ phận vùng đầu cổ bị khuyết. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt cánh tay ngoài đã đƣợc một số tác giả tiến hành và cho kết quả khả quan, tuy vậy còn có một số vấn đề cần làm sáng tỏ hơn về giải phẫu các nhánh xuyên vách da của vạt trên ngƣời Việt và đặc biệt ứng dụng vạt trong tạo hình khoang miệng sau cắt ung thƣ.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU