Đặc điểm lâm sàng và giai đoạn bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vạt cánh tay ngoài tự do trong điều trị các khuyết hổng phần mềm sau phẫu thuật cắt ung thư khoang miệng (FULL TEXT) (Trang 100 - 102)

Chẩn đoán xác định ung thƣ khoang miệng cần dựa vào việc khai thác tiền sử phát hiện yếu tố nguy cơ, thăm khám lâm sàng, các dấu hiệu cận lâm sàng, và kết quả giải phẫu bệnh. Các triệu chứng lâm sàng thƣờng xuất hiện muộn và không điển hình, ở giai đoạn sớm các dấu hiệu lâm sàng mờ nhạt, thƣờng là những mảng bám cứng trắng (bạch sản) hay các đám màu đỏ nhạt (hồng sản) lau bằng gạc không hết, những vết trợt loét nhỏ, hoặc những nốt sùi nhô cao [4]… Những dấu hiệu đó thƣờng bị nhầm lẫn với một số bệnh lành tính của niêm mạc nhƣ nấm, virus [102]… vì vậy bệnh nhân và những bác sĩ không có kinh nghiệm thƣờng bỏ qua hoặc điều trị sai hƣớng. Cũng có những dấu hiệu nhƣ lung lay răng, viêm lợi bệnh nhân thƣờng tới khám và điều trị răng. Có những khối u chỉ là dấu hiệu trợt loét nông trên bề mặt nhƣng có xu hƣớng phát triển lan rộng, xâm lấn sâu vào các cơ quan lân cận. Thƣờng khi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn nhƣ loét hoại tử, đau nhiều gây khó ăn, khó nói bệnh nhân mới tới khám, lúc đó bệnh thƣờng đã ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 trở lên. Trong nghiên cứu của Hàn Thị Vân Thanh (2013) đa số (34.2%) các bệnh nhân đến khám và điều trị vào tháng thứ 3, 19.5% đến khám vào tháng 6 - 9 tháng và có 7.3% đến khám sau 12 tháng [15]. Nguyễn Anh Khôi (2017) nghiên cứu về ung thƣ lƣỡi cho thấy thời gian phát hiện u trung bình từ 20 ngày đến 12 tháng, trung bình 4.1 ± 3.3 tháng [8]. Các bệnh nhân trong nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian phát hiện bệnh dao động từ 1 đến 12 tháng, trung bình 4.9 ± 3.58 tháng, trong đó 59% ở 3 tháng đầu của bệnh, 18.0% ở các tháng từ 3 đến 6 tháng, nhƣng

cũng có 14.8% đến khám sau 9 tháng. Đây là các bệnh nhân đƣợc điều trị bằng các phƣơng pháp không thấy đỡ nên đến khám và điều trị. Nhƣ vậy so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc thì lô bệnh nhân trong nghiên cứu này đã đƣợc khám và phát hiện bất thƣờng trong khoang miệng theo cùng một trình tự thời gian tƣơng đƣơng nhau. Về các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân thƣờng chú ý nhiều đến những dấu hiệu đau, rát và tăng tiết nƣớc, chiếm lần lƣợt 85.2% và 65.6% (bảng: 3.10). Những vết loét lâu liền, điểm sùi vƣớng cũng là nguyên nhân đƣa bệnh nhân tới khám chiếm 63.9% và 57.3%. Về vị trí của tổn thƣơng, trong lô nghiên cứu chúng tôi gặp tổn thƣơng vùng lƣỡi di động nhiều hơn, trong đó rìa lƣỡi 72.1%, đầu lƣỡi 4.9%. Tiếp đến là u sàn miệng 7/61 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 11,47%, u niêm mạc má và hậu hàm 5/61 trƣợng hợp (8,26%) và 2/61 trƣờng hợp (3,27%) có khối u vùng gốc lƣỡi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt nhiều với kết quả của Nguyễn Anh Khôi với 100% u có dạng loét và sùi, u bờ lƣỡi chiếm 86.7%, bụng lƣỡi và lƣng lƣỡi 12.3%. Jatin Shah (2020) về tỷ lệ ung thƣ các cơ quan khoang miệng trong giai đoạn 1985 - 2015 tại Hoa Kỳ với 51% u lƣỡi, 14% khối u vùng sàn miệng, 6% khối u vùng tam giác hậu hàm và 7% là các khối u vùng niêm mạc má [106].

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào ở giai đoạn I (bảng 3.14), số lƣợng bệnh nhân nhiều nhất ở giai đoạn II 37/61 (60,7%) bệnh nhân, sau đó là giai đoạn III có 16/61 (26,2%) bệnh nhân và 8/61 (13,1%) bệnh nhân ở giai đoạn IV. Nghiên cứu của Marquet năm 2008 khối u có kích thƣớc từ 1 đến 4 cm chiếm 72.4%, tƣơng đƣơng giai đoạn I và II, chỉ có 27.6% u lớn hơn 4 cm, tƣơng đƣơng giai đoạn III và IV [47]. Nghiên cứu của Thankapan K năm 2011 gặp chủ yếu bệnh nhân u có kích thƣớc từ T1 và T2 chiếm 95,8% [118]. Nghiên cứu của Pastars K năm 2018 gặp 71% bệnh nhân có u ở giai đoạn T3 [97]. Trong nghiên cứu của Hàn Thị Vân Thanh u đƣợc

phân loại theo T, có 51.2% T2, 17.1% T3 và 31.7% T4. Các tác giả trên phân loại theo u theo kích thƣớc T, tƣơng đƣơng với u có kích thức từ dƣới 2 cm (T1), trong khoảng 2 - 4 cm (T2) và trên 4 cm (T3), cách phân loại này không khác biệt nhiều so với phân loại theo giai đoạn bệnh của chúng tôi.

4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM SAU PHẪU THUẬT CẮT UNG THƢ KHOANG MIỆNG BẰNG VẠT CÁNH TAY NGOÀI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vạt cánh tay ngoài tự do trong điều trị các khuyết hổng phần mềm sau phẫu thuật cắt ung thư khoang miệng (FULL TEXT) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)