Sự phát triển của ASON trong ITU

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS và ứng dụng (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS/GMPLS 3.1 ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ MPLS

3.2.3.3Sự phát triển của ASON trong ITU

ASON được phát triển bởi nhóm nghiên cứu 15 của ITU – T. Dự án này thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên ITU tạo ra một định nghĩa đầy đủ về hoạt động của các mạng truyền dẫn chuyển mạch tự động bao gồm mặt phẳng số liệu, điều khiển, quản lý.

ASON không phải là một giao thức hay một tập giao thức. Đó là một cấu trúc, trong đó định nghĩa các thành phàn trong một mặt phẳng điều khiển quang và tương tác giữa chúng. ASON còn chỉ ra các tương tác này tại vùng giáp danh giữa các nhà cung cấp khác nhau và vì thế các giao thức yêu cầu phải được chuẩn hóa để các nhà cung cấp hay các nhà khai thác mạng tự đưa ra (value add).

Các tiêu chuẩn căn bản liên quan đến ASON bao gồm:

- Cấu trúc của các mạng quang chuyển mạch tự động – Architecture for Automatically Switched Optical Networks ( G.8080 trước đây là G.ason) - Điều khiển kết nối và cuộc gọi phân bố - Distributed Call and Connection

Control (G.7713, trước đây là G.dccm), bao gồm cả phần báo hiệu.

- Cấu trúc và yêu cầu đối với định tuyến trong các mạng quang chuyển mạch tự động – Architecture and Requirements for Routing in the Automatic Switched Optical Networks (G.7715, trước đây là G.rtg).

- Các kỹ thuật nhận biết tự động tổng quát – Generalized Automated Discovery Techniques (G.7714, trước đây là G.disc)

Hình 3.9 Các khuyến nghị của ITU – T về ASON.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và tìm hiểu ứng dụng của MPLS VPN, nhóm sinh viên thực hiện chúng em đã thu được những kết quả như sau

 Hiểu được những khó khăn và tồn tại hiện có của các công nghệ chuyển mạch truyền thống và sự cần thiết phải ra đời công nghệ MPLS. Hiểu được kiến trúc một mạng MPLS, quá trình chuyển mạch nhãn, tạo nhãn. Các chế độ hoạt động khác nhau của MPLS

 Các mode hoạt động khác nhau của MPLS, các ứng dụng của chuyển mạch nhãn đa giao thức, trong đó nổi bật là ứng dụng VPN trong MPLS.

 Hiểu về công nghệ VPN, các giao thức dung trong VPN, tìm hiểu IP Sec, các bước hoạt động của IP Sec.

 Hiểu được mô hình mạng MPLS VPN, mô hình MPLS VPN lớp 2 và MPLS VPN lớp 3, ưu điểm cũng như những tồn tại của chúng.

 Nắm bắt được vấn đề bảo mật trong MPLS VPN và chất lượng dịch vụ, những nguy cơ mà một mô hình MPLS VPN gặp phải. Cơ hội và xu hướng của nhà cung cấp dịch vụ khi triển khai MPLS VPN

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS và ứng dụng (Trang 36 - 38)