ỨNG DỤNG CỦA GMPLS 1 Ứng dụng trong mạng quang

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS và ứng dụng (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS/GMPLS 3.1 ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ MPLS

3.2 ỨNG DỤNG CỦA GMPLS 1 Ứng dụng trong mạng quang

3.2.1 Ứng dụng trong mạng quang

GMPLS được phát triển để hỗ trợ các hoạt động MPLS trong mạng quang và có thể dùng được những công nghệ khác như phân thời gian (SONET, ADM), bước sóng, chuyển mạch không gian ( cổng vào hay sợi quang vào đến cổng ra hay sợi quang ra ).

MPLS cho rằng các giao thức chuyển tiếp của LRS chỉ có khả năng xử lí và định tuyến cho các tín hiệu có ranh giới, khung, tế bào (tức là các thiết bị OEO). Ngược lại, GMPLS cho rằng các LSR là các thiết bị O/O/O không thể nhận biết được

ranh giới của các gói hay tế bào. Do đó, quyết định chuyển tiếp dựa vào khe thời gian, bước sóng hay các cổng vật lý.

Các thông điệp MPLS được dùng trong mạng quang mang các thông tin được gửi đến LSR quang bằng nhiều giao thức khác nhau (như RSVP, LSP)

Đề nghị nhãn cho bước sóng

GMPLS có thể được dùng để cấu hình cho phần cứng PXC. Một phương pháp là “nhãn đề nghị” được dùng trong một bước sóng hay một tập các bước sóng. Nó định nghĩa cách dùng một tập các nhãn để hạn chế việc chọn các nhãn thực hiện giữa các nút GMPLS kế cận. Các tập nhãn hữu dụng khi một nút quang bị hạn chế bởi một số các bước sóng nào đó, do không phải nút quang nào cũng có khả năng và một số nút quang có khả năng OEO trong khi một số nút khác lại có khả năng OOO.

Các con đường chuyển mạch nhãn hai chiều trong mạng quang

GMPLS định nghĩa con đường chuyển mạch nhãn song hướng có cùng yêu cầu về kỹ thuật lưu lượng cho mỗi hướng. Để thiết lập một con đường chuyển mạch nhãn LSP bằng RSVP – TE hay CR – LDP, hai LSP đơn hướng được thiết lập một cách độc lập. Do đó điều bất lợi đầu tiên là rất tốn thời gian, thứ hai là phải trao đổi nhiều thông điệp hơn, thứ ba là các loại LSP độc lập nhau có thể dẫn đến các tuyến khác nhau cho hai LSP.

LSP kế cận chuyển tiếp FA – LSP

FA – LSP ( Forwawding Adjacency LSP) là một LSP dựa trên GMPLS để mang các LSP khác. Một FA – LSP được thiết lập hai nút GMPLS được xem như một liên kết ảo có các đặc tính TE riêng, và được quảng bá cho OSPF/IS-IS như là một liên kết vật lý bình thường. FA – LSP tham gia vào cơ sở dữ liệu trang thái liên kết và được dùng trong việc tính toán con đường và mang các LSP khác. Nó giúp giảm kích thước cơ sở dữ liệu và thời gian tìm kiếm trong bảng này. FA – LSP có thể được đánh số hoặc không đánh số và có thể được gộp với cac liên kết khác.

LSP phân tầng

Khi một luồng đầu cuối – đầu cuối được thiết lập cho ứng dụng cần dùng lượng 10 M trong các liên kết vật lý giữa hai mạng là 100M nên sẽ lãng phí và không hiệu quả nếu ta dùng liên kết này cho các ứng dụng. Sẽ tốt hơn nếu ta kết hợp các luồng tốc độ cao hơn. Nó tạo thành kiến trúc LSP phân tầng.

Trong một kiến trúc phân tầng tự nhiên, một nhóm các PSC – LSP được lồng trong các TDM – LSP và sau đó được lồng trong mọt LSC trong nhóm các LSC trong một FSC.

Tính tin cậy

Một đặc tính quan trọng của tập hợp các giao thức GMPLS là khả năng quản lí lỗi một cách tự động. Lỗi trong loại mạng phải được cô lập và giải quyết độc lập với các mạng khá. Đây là một đặc điểm quan trọng cho các LSP đầu cuối – đầu cuối được

xuyên hầm trong các LSP khác. Mặt phẳng điều khiển chung của các mạng khác nhau này phải có khả năng quản lí mức tin cậy trong mỗi mạng.

Sử dụng tài nguyên hiệu quả

Việc quản lí tài nguyên trong TDM và mạng quang thông qua mặt phẳng điều khiển dựa trên IP đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên hiệu quả như gộp các liên kết và sử dụng các liên kết không địa chỉ.

Gộp các liên kết

Một mạng quang có hàng nghìn sợi quang song song, mỗi sợi quang lại mang hàng trăm nghìn bước sóng giữa hai nút. Để giảm kích thước cơ sở dữ liệu liên kết và dễ mở rộng. GMPLS đưa ra khái niệm gộp các liên kết (link bundling). Gộp liên kết cho phép ánh xạ nhiều liên kết thành một và quảng bá cho OSPF hay IS – IS. Mặc dù càng giản lược thì có một số thông tin bị mất nhưng gộp liên kết giúp giảm đáng kể kích thước cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết và số liên kết phải quảng bá. Một bó các liên kết chỉ cần một kênh điều khiển nên giảm được số lượng thông điệp phải trao đổi cho các giao thức báo hiệu và định tuyến.

Các liên kết không địa chỉ IP (Unnumbered link)

Thay vì gán các địa chỉ IP khác nhau cho mỗi TDM hay các liên kết mạng, GMPLS dùng liên kết không địa chỉ để theo dõi các loại liên kết này. Điều này là cần thiết vì số lượng kênh TDM, bước sóng và sợi quang tăng nhanh trong khi việc quản lí mỗi địa chỉ IP tốn nhiều thời gian và tài nguyên địa chỉ là hữu hạn.Liên kết này không có địa chỉ IP, thay vào đó nó dùng tổ hợp router ID duy nhất, và số liên kết để biểu diễn. Các liên kết này được xác định trong mặt phẳng báo hiệu như một liên kết bình thường có địa chỉ IP.

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS và ứng dụng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w