Truyền Tải( NGN) 1 Mở đầu

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS và ứng dụng (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS/GMPLS 3.1 ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ MPLS

3.1.2Truyền Tải( NGN) 1 Mở đầu

3.1.2.1 Mở đầu

Xác định được xu hướng tất yếu của thị trường viễn thông thế giới, cũng như nhu cầu thông tin, viễn thông trong nước, hội đồng quản trị Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam đã đưa ra quyết định số 393 QĐ/VT/HĐQT ngày 16/11 năm 2001 về việc phê duyệt định hướng tổ chức mạng viễn thông đến năm 2010. Trong đó xác định việc xây dựng mạng thế hệ kế tiếp NGN cho Tổng công ty BCVT.

Cấu trúc mạng viễn thông thế hệ kế tiếp (NGN) phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

 Cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu băng rộng bao gồm: thoại, fax, di động, ATM, IP, IP-VPN, FR, X25, xDSL, IN,…trên cơ sở hạ tầng thông tin thống nhất.

 Mạng có cấu trúc đơn giản, giảm tối thiểu cấp chuyển mạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ thấp giá thành dịch vụ.

 Cấu trúc phải có tính mở, có độ linh hoạt và tính sẵn sàng cung cấp dịch vụ cao.

 Mạng tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế được Tổng cục Bưu điện lựa chọn áp dụng cho mạng viễn thông Việt Nam đảm bảo tính tương thích kết nối với các mạng khác, các nhà khai thác khác.

 Cấu trúc phải đảm bảo tính an toàn cao nhằm duy trì dịch vụ và đáp ứng nhu cầu phục vụ an ninh quốc phòng.

 Bảo toàn vốn đầu tư của VNPT đối với mạng hiện tại.

 Cấu trúc mạng được tổ chức không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

 Hệ thống quản lý mạng, quản lý dịch vụ có độ tập trung cao, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ đến tận các thuê bao thuộc các vùng hành chính khác nhau.

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS và ứng dụng (Trang 25 - 26)