Ngay từ nghiên cứu đầu tiên về giải phẫu mạch nuôi vạt cánh tay ngoài, Katsaros [70] đã ghi nhận luôn có từ 4 đến 5 nhánh mạch xuyên được tách ra từ trục mạch nuôi vạt đi trong vách liên cơ ngoài lên cấp máu cho da mặt dưới ngoài cánh tay. Vào những thập niên sau đó có nhiều tác giả đã nghiên cứu tính ổn định của các nhánh xuyên vạt cánh tay ngoài. Năm 2000, Summers A
[115] nghiên cứu giải phẫu vi mạch máu của vạt cánh tay ngoài trên 12 tiêu bản xác tươi bằng kỹ thuật chụp mạch và phẫu tích cho thấy trên phim ở vùng
xuyên vách liên cơ ngoài tương tự như trên phim. Năm 2005, Kun Hwang và cộng sự [62] báo cáo kết quả nghiên cứu giải phẫu cho thấy các nhánh xuyên vách da luôn xuất hiện ở cả vùng cánh tay trong và cánh tay ngoài, trong đó vùng cánh tay ngoài có trung bình có 5,7 mạch xuyên trong vách liên cơ ngoài. Số mạch xuyên vách liên cơ ngoài tập trung trong 3 vòng tròn: L1 có đường kính 2,44 cm, cách mấu lồi cầu ngoài 6,8 cm; L2 có đường kính 2,85 cm và cách mấu lồi cầu ngoài 10,3 cm; L3 có đường kính 3,07 cm và cách mấu lồi cầu ngoài 17,9 cm. Năm 2016, Chang và cộng sự [31] xác định có từ 1 đến 3 mạch xuyên lên da từ cuống mạch nuôi vạt cánh tay ngoài, mạch xuyên thứ nhất cách điểm bám cơ delta 7,21,0 cm, mạch xuyên thứ hai là 9,91,2 cm, mạch xuyên thứ ba là 11,80,8 cm. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng: 3.4) cho thấy có 3 nhánh xuyên trên 15 tiêu bản (75%), có 4 nhánh xuyên trên 5 tiêu bản (35%). Đường kính các nhánh xuyên trung bình của nhánh 1 là 0,66±0,06 mm, nhánh 2 là 0,59±0,03 mm và nhánh 3 là 0,4±0,03 mm, nhánh xuyên thứ 4 quá nhỏ và số lượng chỉ có trên 5 tiêu bản nên chúng tôi không thực hiện đo đạc. Vị trí lên da của các nhánh xuyên được xác định tương đương với kết quả của 2 tác giả trên. Điều đó cho thấy vạt cánh tay ngoài là vạt mạch xuyên, có tính ổn định cao.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG UNG THƯ KHOANGMIỆNG MIỆNG
4.2.1. Dịch tễ học
Theo Tổ chức ung thư toàn cầu, năm 2018 ước tính số ca mắc ung thư mới trong 185 quốc gia trên thế giới là 18,1 triệu, số tử vong là 9,6 triệu trường hợp. Ung thư khoang miệng và môi đứng thứ 18 trong 36 loại ung thư hay gặp có 354,864 ca mới, chiếm 2,0% và tử vong 177,384 ca chiếm 1,9%,
cũng tăng và do đó số ca mắc ung thư mới và tử vong cũng tăng, ước tính trong năm 2018 có 164,671 ca ung thư mới và 114,871 ca tử vong. Ghi nhận tại Bệnh viện K Hà Nội giai đoạn 2001 - 2004, tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng ở nam giới là 4,0/100.000 dân/năm, ở nữ giới là 2,7/100.000 dân/năm [4]. Nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư biểu mô vảy đầu - cổ tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung ương Huế trong 5 năm 2010 - 2014 cho thấy ung thư khoang miệng và họng miệng chiếm 47,7%, trong đó ung thư lưỡi chiếm 12,6%, sàn miệng 10,9%, niêm mạc lợi hàm 5,4%, amydales 4,0% và
đáy lưỡi 3,4% [17].
Về độ tuổi mắc ung thư khoang miệng có sự dao động giữa các tác giả, từ 50 đến 80 tuổi là lứa tuổi thường gặp nhiều nhất [4, 16, 86]. Theo Waseem Jerjes (2010) lứa tuổi trung bình mắc ung thư khoang miệng ở Mỹ là 62 tuổi [67]. Nghiên cứu của Song X (2010) có độ tuổi trung bình ung thư khoang miệng là 51 tuổi [128]. Các báo cáo gần đây của Joeng W (2017) [65], Pastars K (2018) [97], Piazza C (2019) [98] cho thấy các bệnh nhân ung thư khoang miệng có độ tuổi trung bình từ 52 đến 59,5 tuổi, giao động trong khoảng 26 tuổi đến 80 tuổi, tỷ lệ mắc giữa nam và nữ từ 2,2/1 đến 3,8/1. Tại Việt Nam năm 2005, Nguyễn Hữu Phúc [10] có hồi cứu 310 trường hợp điều trị ung thư lưỡi tại Bệnh viện ung bứu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1999 - 2001 cho thấy tuổi trung bình của ác bệnh nhân là 57,9 tuổi, tỷ lệ mắc nam trên nữ là 1,7/1. Năm 2018, Phạm Nguyên Tường [17 ] khảo sát tỷ lệ và đặc điểm ung thư biểu mô vảy đầu cổ trên 599 bệnh nhân tại Bệnh viện trung ương Huế giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy độ tuổi dao động từ 7 đến 95 tuổi, trung bình là 56,53 tuổi, trong đó bệnh nhân trẻ dưới 45 tuổi chiếm 11,5% với tỷ lệ nam nữ là 3/1. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có độ tuổi
8,18% bệnh nhân độ tuổi dưới 45 tuổi. Điều này phù hợp với nhận xét của các giả trên thế giới về xu hướng gia tăng bệnh ở người trẻ tuổi.