Nhu cầu tiêu thụ thịt ĐVHD cao ở các khu vực đô thị được cho là là mối đe dọa lớn đối với động vật có vú Đông Nam Á. Nhu cầu sử dụng thịt hoang dã xa xỉ ở thành thị được cho là đang tăng lên . Điều này được cho là có liên quan đến sự gia tăng dân số ở các khu vực đô thị tại Đông Nam Á, cũng như sự phồn vinh của đô thị đang ngày càng phát triển. Phần lớn các loài động vật hoang dã được khai thác ở Việt Nam đang cung cấp cho mạng lưới buôn bán ĐVHD thương mại và chính những loài này phục vụ nhu cầu của tầng lớp trung lưu thành thị, điển hình là ở các nhà hàng ở các thị trấn và thành phố (Drury 2011).
Phát hiện của Shairp và cộng sự (2016) chỉ ra rằng nhu cầu sử dụng thịt động vật hoang dã ở Việt Nam vừa không đồng nhất vừa có bối cảnh cụ thể. Ở cấp cao hơn của hệ thống phân cấp xã hội, các loại thịt động vật có nguồn gốc hoang dã, quý hiếm và đắt tiền được ăn để thể hiện sự giàu có và địa vị; trong khi các sản phẩm được chăn nuôi, hợp pháp và rẻ hơn cho ra các loại thịt có nguồn gốc hoang dã cũng được tiêu thụ, nhưng thường được tiêu thụ trong tầng lớp bình dân hơn. Mặc dù thịt động vật hoang dã hiếm khiến giá trị và nhu cầu sử dụng tăng cao, nhưng nhận thức về việc bồi bổ sức khoẻ bằng thịt ĐVHD cũng góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD.
Nhu cầu tiêu thụ thịt ĐVHD được cung ứng bằng hoạt động săn bắt rộng rãi. Những thợ săn bất hợp pháp ở CHDCND Lào, Việt Nam và một phần của Campuchia thường xuyên sử dụng bẫy, và do việc sử dụng bẫy bừa bãi và số lượng lớn đã gây tác động nghiêm trọng đến hầu hết các loài động vật có xương sống hoạt động chủ yếu ở mặt đất, bao gồm cả loài cầy vằn. Dữ liệu đã cho thấy loài cầy (bao gồm cả cầy vằn) là một thành phần chính trong buôn bán thịt ĐVHD (Bell và cộng sự. 2004, Drury 2011). Do đó, cầy vằn bị buôn bán ngày càng phổ biến (khi xu hướng tiêu thụ thịt động vật hoang dã tiếp tục tăng), việc đánh bẫy sẽ tiếp tục là mối đe dọa đáng kể đối với quần thể cầy vằn.
Một số kiến thức quan trọng cần được bổ sung để xác định đối tượng và mục tiêu trong quá trình giảm thiểu tiêu thụ thịt ĐVHD. Ví dụ, cần tập trung vào địa điểm và nguồn lực sẵn có, số lượng động vật và đặc điểm của người tiêu dùng như nhu cầu, địa vị xã hội và tần suất tiêu thụ thịt hoang dã.
Rất khó để định lượng các tác động của các mối đe doạ khác đã được thảo luận đối với cầy vằn
NHÓM THẢO LUẬN 2 BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÁI PHÉP: BUÔN BÁN VÀ GIẢM CẦU
Đỗ Mỹ Linh; Lê Thị Trang; Mark Spicer; Nguyễn Đức Tú; Amanda Quinn; Sarah Ferguson; Scott Roberton; Trần Phương Mai; Trần Thị Kim Lý.
Rachel Hoffmann.
Daniel Willcox.
CỘNG TÁC VIÊN: NGƯỜI HƯỚNG DẪN
NGƯỜI GHI CHÉP
Các cuộc thảo luận tập trung vào năm lĩnh vực chính:
• Tác động của việc tiêu thụ thịt hoang dã ở thành thị đối với quần thể hoang dã;
• Tác động của các trang trại nuôi nhốt cầy không được kiểm soát kích cầu hoạt động săn bắt các loài cầy ngoài tự nhiên;
• Sự gia tăng quá trình sản xuất cà phê chồn không được kiểm soát do nhu cầu sử dụng tăng; • Việc bẫy bắt các loài cầy cho các sở thú (chính phủ và tư nhân) không được kiểm soát; •Nhu cầu sử dụng động vật hoang dã đặc biệt làm thú cưng gia tăng.